38 episodes

Hãy cùng mình học cách suy nghĩ, thêm mới các góc nhìn.

hoangthoughts Hoang Nguyen

    • Education

Hãy cùng mình học cách suy nghĩ, thêm mới các góc nhìn.

    Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai | hoangthoughts #38

    Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai | hoangthoughts #38

    Tập Podcast trước mình từng nói, quan điểm của mình đó là ai cũng cần phải trả giá để nhớ những bài học quan trọng của đời người. Trong tập này, mình muốn bàn sâu hơn một chút về quan điểm: Tôn trọng quyền được sai của người khác.

    Nghe nó có vẻ hơi vô lý phải không?

    Khoảng 3 năm đầu tiên của vị trí Design Coach, nhiệm vụ của mình là hệ thống, đóng gói kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao cho các member khác ở trong team, còn trách nhiệm chính đó là đảm bảo thành phẩm đầu ra của công ty đạt chất lượng tốt nhất có thể.

    Nhiệm vụ và trách nhiệm này, trong một khoảng thời gian ngắn, nó có sự mâu thuẫn. Nghĩa là nếu cứ để những member ít kinh nghiệm làm nhiều, thì sẽ khó bảo đảm chất lượng, nhưng nếu không để member ít kinh nghiệm làm đủ, thì sẽ không giúp cho member đó lên level, ảnh hưởng về lâu dài cho việc build team.

    Lần đầu tiên làm coach, nên mình cũng chẳng có tí kinh nghiệm nào cho vị trí này, thế nên mình cũng đã mắc nhiều sai lầm. Mà trong đó nghiêm trọng nhất, đó là không muốn thấy người khác phạm sai lầm. Và mình đã phải trả giá bằng sự ra đi của vài thành viên tiềm năng mà mình đã dành nhiều kỳ vọng. Sự ra đi của họ không chỉ dừng lại ở việc mất kết nối, đôi khi nó còn để lại những câu chuyện buồn và cảm xúc không thoải mái dành cho nhau.

    Tập podcast này mình chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về một kiểu tôn trọng người khác mà thoạt nghe có vẻ “vô tâm” là để yên cho người khác được sai.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

    • 20 min
    7 Kiểu lòng tốt “tự đốt” chính mình | hoangthoughts #37

    7 Kiểu lòng tốt “tự đốt” chính mình | hoangthoughts #37

    Có một sự thật là chúng ta có thể tỏ ra tốt bụng với một người mà vẫn ghét người đó, cũng có thể tốt bụng một cách chân thành mà vẫn vô tình gây hại cho người khác, và cho cả chính mình.

    Mình có một danh sách những người đang nợ tiền mẹ, hơn cả tỷ, thế nhưng chắc là không thể đòi lại được nữa, có người mượn cả chục năm, vẫn chưa nghĩ tới việc liên hệ trả tiền, có người thì mất hẳn liên lạc không còn biết tìm ở đâu, toàn bộ đều không có giấy nợ.

    Là con, mình vẫn xót xa vì từng ngàn, từng triệu đồng là những đánh đổi về thời gian, sức khỏe đã để lại nhiều di chứng cho bà tới bây giờ. Đổi lại thì, những người đó, thậm chí còn không tôn trọng bà, nói gì là ý định trả tiền.

    Bây giờ, điều duy nhất mình có thể làm đó là không nhắc tới danh sách này trước mặt bà lần nào nữa, mình tin là mẹ mình đã sống tốt, tuy tài khoản vật chất bị hao hụt, nhưng trời đất sẽ có cách để cân bằng lại tài khoản đức của bà.

    Câu chuyện này là một sự nhắc nhở, rằng lòng tốt của chúng ta cũng cần có thêm nhiều sự khôn khéo, để lợi người, lợi mình và lợi các bên. Thế nên, tập này chúng ta sẽ cùng nhìn vào cái bóng của lòng tốt, hay có thể tạm gọi là sự độc hại khi lòng tốt thiếu lành mạnh.

    Tuy chúng ta bàn về mặt trái của lòng tốt, nhưng cũng không dùng nó để hạ thấp lòng tốt của mọi người, hãy xem bạn đang có bao nhiêu dấu hiệu của một lòng tốt độc hại.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

    • 19 min
    Tư duy sáng tạo và 3 hiểu lầm không đáng có | hoangthoughts #36

    Tư duy sáng tạo và 3 hiểu lầm không đáng có | hoangthoughts #36

    Hai năm trở lại đây, lĩnh vực "sáng tạo" trở nên nhạy cảm hơn sau sự xuất hiện của Trí tuệ nhân tạo thế hệ thứ 4 Generative Artificial Intelligence, với khả năng tự động tạo ra nội dung đa dạng và phức tạp, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm nhạc và video.

    Với góc nhìn của mình, đây thật sự là một bước nhảy vọt trong sự tương tác giữa người và máy móc, chuyển từ tương tác truyền thống là con người nhập liệu đầu vào - input cho máy móc tính toán để trả lại kết quả - output. Chất lượng của output bị ảnh hưởng khá nhiều vào bởi chất lượng input do người nhập vào.

    Thì bây giờ đã chuyển sang dạng tương tác con người và máy móc cùng trao đổi qua lại đan xen để cho ra kết quả cuối cùng, gần như là mối quan hệ hợp tác ngang hàng.

    Thế nên, một khi những vấn đề đơn giản, không đòi hỏi qua nhiều sự sáng tạo đã được máy móc giải quyết gọn gàng. Đây là lúc con người chúng ta cũng cần phải tập trung nhiều hơn trong việc nâng cấp sự sáng tạo của chính mình.

    Vậy liệu có chắc, chúng ta đã thật sự hiểu hết về bản chất của sự sáng tạo, hãy cùng mình điểm qua 3 hiểu lầm phổ biến nhất trong tập Podcast này.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

    • 21 min
    Tư duy giá trị và điều gì khiến một người “khó bị thay thế”? | hoangthoughts #35

    Tư duy giá trị và điều gì khiến một người “khó bị thay thế”? | hoangthoughts #35

    Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác “sợ bị thay thế”.

    Chẳng hạn như:


    Trong gia đình thì sợ bị anh chị em khác dành lấy tình thương của cha mẹ.
    Trong công việc thì sợ bị sa thải hoặc bị thay thế bởi nhân viên trẻ hơn, người có trình độ cao hơn, sợ bị thay thế bởi công nghệ, bởi AI.
    Trong các mối quan hệ thì sợ bị lừa dối, bỏ rơi vì người mình yêu gặp được người khác tốt hơn.

    Đâu đó sâu thẳm bên trong chúng ta luôn muốn mình là người đặc biệt, quan trọng, không thể thay thế, ít nhất là với một hoặc với một vài người. Đây là một nhu cầu rất bản năng và bình thường của con người, vì chúng ta muốn được xác nhận sự tồn tại và thấy được giá trị của bản thân.

    Mình nghĩ không ai xuất hiện với mong muốn bị thay thế, nhưng sự thật là cuộc sống này vận hành không xoay xung quanh ai cả, chúng ta có thể giỏi những thứ đang làm. Thì ngoài kia, đầy rẫy những người đang làm tốt, hay thậm chí còn làm tốt hơn chúng ta rất nhiều.

    Mình từng ở trong một khoảng thời gian lo lắng sẽ bị thay thế trong công ty, nhưng thời gian đó lại không kéo dài, vì mình thấy được có thể sự ra đi của mình sẽ để lại một khoảng trống, nhưng chỉ trong giây lát. Và thật ra thì tới bây giờ, mình thật sự muốn sự thay thế của mình diễn ra nhanh hơn, dễ chịu hơn, thông qua việc có thể giúp được những đồng đội thế hệ tiếp theo phát triển, vững vàng, tới lúc đó, việc có hay không có mình thì cũng không phải là vấn đề đối với công ty nữa.

    Tập Podcast này chúng ta hãy cùng bàn và suy tư về câu hỏi: những yếu tố nào khiến một người khó bị thay thế?

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

    • 18 min
    Tư duy "quá tải luỹ tiến" và nghệ thuật từ từ phát triển | hoangthoughts #34

    Tư duy "quá tải luỹ tiến" và nghệ thuật từ từ phát triển | hoangthoughts #34

    Nhiều năm trời phát triển bản thân, mình thường được nghe đi nghe lại khẩu hiệu “phải bước khỏi vùng an toàn, đừng sống một đời an nhàn, thế mới là một cuộc đời đáng sống”.

    Thế nhưng, nói thì dễ hơn làm. Mình từng có lần vượt khỏi vùng an toàn, kết quả là gãy tay phải, hậu quả là sau này khi học làm phim hoạt hình, phải vẽ 24 khung tranh cho 1 giây chuyển động, vì tay run mà nét vẽ cũng không được hoàn thiện, nên mình đã phải nghĩ ngang ở năm thứ 2 đại học.

    Bây giờ, mỗi lần nghe ai đó khuyên hãy bước ra khỏi vùng an toàn, suy nghĩ của mình lại có chút dậy sóng, bởi vì liệu cả người khuyên và người được khuyên, có thực sự tường tỏ được thế nào là vùng an toàn, và làm thế nào để bước ra khỏi vùng an toàn một cách hợp lý, để không bị một hậu quả nào đáng tiếc.

    Tập Podcast này, mình muốn cung cấp thêm một góc nhìn khác về chủ đề này, đó là thay vì nói phải bước ra khỏi vùng an toàn, hãy thay bằng mở rộng vùng an toàn. Đi cùng với tư duy này mình chia sẻ thêm một phương pháp giúp bạn phát triển, mà không yêu cầu bạn phải là một người rất dũng cảm, hay phải quá mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn. Nó có tên là “quá tải luỹ tiến”.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

    • 21 min
    Nỗ lực sẽ trở nên độc hại khi bạn có 4 tư duy này | hoangthoughts #33

    Nỗ lực sẽ trở nên độc hại khi bạn có 4 tư duy này | hoangthoughts #33

    Không phải ngẫu nhiên mà văn hoá từ Đông sang Tây đều đề cao sự nỗ lực. Trong thế giới có nhiều biến động, niềm tin “mọi nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng” giúp chúng ta vững tâm để tiếp tục phát triển bản thân.

    Nhưng có khi nào niềm tin này cũng trở thành “độc hại”?

    Đôi khi vấn đề của bạn không chỉ ở việc không có sự nỗ lực, hay nỗ lực chưa đủ, mà nỗ lực quá nhiều với tư duy không phù hợp cũng sẽ tạo ra những kết quả không mong muốn, hay thậm chí là dẫn tới việc bạn bị burn-out rồi trở nên chán nản.

    Tập podcast này, mình chia sẻ vài quan sát cá nhân về những hiểu lầm thường gặp về sự nỗ lực, thông qua phân tích vài cách hiểu khác nhau cho câu chuyện quen thuộc Rùa và Thỏ.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

    • 19 min

Top Podcasts In Education

The Mel Robbins Podcast
Mel Robbins
The Jordan B. Peterson Podcast
Dr. Jordan B. Peterson
Mick Unplugged
Mick Hunt
Law of Attraction SECRETS
Natasha Graziano
School Business Insider
John Brucato
Digital Social Hour
Sean Kelly

You Might Also Like

Cosmic Writer
Hà Minh
Better Version
Better Version
Nguyễn Phi Vân's Podcast
Nguyễn Phi Vân
HIEU.TV
Hieu Nguyen
Nguyễn Hữu Trí Podcast
Nguyễn Hữu Trí
More Perspectives
Duy Thanh Nguyen