#535.1: Rơi lệ trước câu chuyện ‘chục trứng gà’ của cụ già nghèo và cô giáo nơi vùng cao hẻo lánh #535.2: 3 đặc điểm của một người nhân đức, lương thiện, bạn sở hữu bao nhiêu?
Listen now
Description
1: Trong một ngôi trường nhỏ trên núi cao hẻo lánh, quanh năm suốt tháng bếp ăn chỉ có rau rừng đạm bạc. Hôm thì rau luộc, hôm lại rau xào, thi thoảng mới có chút thức ăn cải thiện. Cô giáo trẻ chẳng quản ngại xa xôi từ miền xuôi lên đây dạy học, mang con chữ đến cho những đứa trẻ tội nghiệp. Thân hình cô nhỏ bé, gầy gò và yếu đuối. Hàng tuần, cô thường ra ngôi chợ phiên gần trường mua trứng gà về ăn. Người bán trứng cho cô là một cụ bà đã ngoài 70. Cụ bảo cô cứ cho một cái giá, nếu giá được thì cụ bán, chứ cụ không đòi thách. Cô giáo trẻ thấy cụ tuổi đã cao, cuộc sống khổ cực chỉ dựa vào nuôi mấy con gà bán trứng kiếm tiền nên cố tình trả giá cao hơn bình thường. Ở quê cô dưới xuôi, trứng chỉ 25 nghìn đồng một chục, nhưng cô lại trả cho cụ tới 35 nghìn đồng một chục. Cô trả vậy, cụ cũng không kêu đắt hay rẻ, mà vui vẻ nhận lời bán cho cô. Từ đó mỗi lần cô ra mua trứng đều trả y như vậy. Được một thời gian, cô càng quý cụ. Thấy cụ đáng thương nên cô chủ động tăng giá thêm, trả cho cụ 40 nghìn đồng một chục. Lúc này cụ từ chối không nhận. Hai người đùn đẩy tới lui mãi cuối cùng cụ mới nhận. Lại qua một thời gian, như thường lệ, một hôm cô ra chỗ cụ mua trứng. Khi gần đến nơi, thấy một lái buôn đang hỏi mua trứng của cụ. Người lái buôn nói vì trứng của cụ là trứng gà rừng nên rất ngon, khách ăn đều thích nên trả cụ 50 nghìn một chục, và... 2: Hàng ngày chúng ta thường nghe thấy lời khen người này nhân đức, người kia nhân ái, người này có lòng nhân, người kia rất nhân từ… Chúng ta cũng biết chữ Nhân là giá trị cốt lõi của Nho gia, đứng đầu trong Ngũ Đức: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Vậy thế nào là Nhân? Chúng ta hãy cùng thảo luận một chút về ý nghĩa và nội hàm của chữ Nhân này. Nhân là “Khắc kỷ” – khắc chế, ước thúc bản thân Nhan Hồi hỏi về Nhân, Khổng Tử nói: “Khắc chế bản thân, tất cả đều chiểu theo yêu cầu của lễ mà làm, đó chính là Nhân. Ngày nào làm được điều này, thì cả thiên hạ sẽ quy về theo Nhân. Thực hiện Nhân Đức, hoàn toàn ở bản thân mình, đâu phải là người khác”. “Không hợp lễ thì không xem, không hợp lễ thì không nghe, không hợp lễ không nói, không hợp lễ không làm”. Người học đạo Nhân, mấu chốt là...
More Episodes
Cha mẹ và thầy giáo có thể giúp bạn được một lúc nhưng họ không thể giúp bạn cả đời. Sâu trong nội tâm bạn phải luôn ý thức được rằng: Mọi việc đều phải dựa vào chính mình! Thu hoạch lớn nhất trong Tết năm nay không chỉ là tiết trời trong xanh mà còn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa với gia đình...
Published 05/16/22
Published 05/16/22
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Làm được một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui. Văn hoá Á Đông khởi nguồn từ Kinh Dịch, mà thành tựu bởi Kinh Hiếu, Hiếu là cái gốc của...
Published 05/11/22