#548: Giỏi trừ yêu diệt quái, ít ai biết Tôn Ngộ Không còn là một thầy thuốc trứ danh
Listen now
Description
Người mê truyện Tây Du, ít ai không nhớ tình tiết Tôn Hành Giả trổ tài bắt mạch, coi bệnh cho quốc vương nước Chu Tử. Xung quanh những hồi truyện thú vị này còn ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc khác. Trong 72 phép thần thông biến hóa mà Tôn Ngộ Không học được từ Bồ Đề sư tổ, có rất nhiều phép liên quan đến trị bệnh. Đầu tiên là phép “Lộng hoàn”, giúp Mỹ Hầu Vương biết bắt mạch, kê đơn. Một phép khác gọi là “Y dược” giúp Ngộ Không chế thuốc, giải phẫu. Lại có một phép khác là “Phù thủy”, có thể vẽ bùa, đốt giấy trong nước, người bệnh uống vào là khỏi ngay. Y thuật tinh thông, giỏi tài ứng biến Hồi thứ 68 “Tây Du Ký” kể rằng, thầy trò Đường Tăng trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh, đi qua nước Chu Tử. Quốc vương nước này đang lâm trọng bệnh. Các thái y đều bó tay không tìm được thuốc chữa. Quốc vương bèn treo bảng cáo thị chiêu mời danh y, hứa chia đôi giang sơn nếu bệnh được trị khỏi. Khi ấy, Tôn Hành Giả đang đi bách bộ ngắm phố phường, dò hỏi thực hư, rồi bày ra một kế. Hành Giả đọc thần chú, dùng phép ẩn thân, lén đến giật tờ cáo thị xuống, lại thổi ra một trận cuồng phong đánh lạc hướng đám người đang vây quanh. Đoạn, Hành Giả đến bên Bát Giới, khi ấy đang khò khò đánh giấc no say, bèn lấy tờ cáo thị khe khẽ nhét vào bụng chú ngốc. Dân chúng hớt hải đi tìm tờ cáo thị đã bị gió cuốn đi, thấy Bát Giới vẫn còn khò khò nằm ở vệ đường, lại thấy từ trong bụng lấp ló một tờ giấy. Tả hữu bèn cứ túm chặt lấy Bát Giới, bắt phải vào cung chữa bệnh cho vua vì cho rằng chú ngốc là người đã dám giật tờ cáo thị thì ắt có tài lạ...
More Episodes
Cha mẹ và thầy giáo có thể giúp bạn được một lúc nhưng họ không thể giúp bạn cả đời. Sâu trong nội tâm bạn phải luôn ý thức được rằng: Mọi việc đều phải dựa vào chính mình! Thu hoạch lớn nhất trong Tết năm nay không chỉ là tiết trời trong xanh mà còn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa với gia đình...
Published 05/16/22
Published 05/16/22
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Làm được một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui. Văn hoá Á Đông khởi nguồn từ Kinh Dịch, mà thành tựu bởi Kinh Hiếu, Hiếu là cái gốc của...
Published 05/11/22