Description
Từ ngàn xưa, kể cả từ thời Cổ Đại, con người vẫn cố tìm cách giải đáp những điều bí ẩn, khó hiểu của giấc mơ.Trước đây, Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học, cho rằng giấc mơ phản ánh những ham muốn bị ức chế trong chúng ta. Nhưng bây giờ thì các nhà nghiên cứu thấy rằng giấc mơ phản ánh không chỉ những ước muốn, mà cả cả những nỗi lo sợ, nỗi thất vọng, không chỉ gợi lên những kỷ niệm, mà cả những dự phóng để ta chuẩn bị cho những tình huống tốt đẹp hoặc đáng sợ. Nói cách khác, giấc mơ thường mang tính dự báo.
Trong đêm, chúng ta mơ thấy rất nhiều chuyện, thế mà sáng dậy có những người chẳng còn nhớ gì cả, những người khác lại nhớ như in, kể lại vanh vách cứ như là vừa mới xem một bộ phim ! Có những người mơ lại những chuyện họ đã thấy trong ngày, những người khác thì mơ những chuyện mà ngày hôm sau mới xảy ra, cứ như thể là có ai báo trước cho mình.
Tobie Nathan, giáo sư tâm lý học lâm sàng, Đại Học Paris 8, vừa cho xuất bản tại Pháp một cuốn sách tựa đề « Những bí mật trong các giấc mơ của bạn » (Les secrets de vos rêves). Nhân dịp này, ban Pháp ngữ đài RFI có mời giáo sư Tobie Nathan đến tham gia một chương trình mà trong đó ông cũng đã trả lời trực tiếp qua điện thoại và giải mộng cho một số thính giả RFI ở châu Phi. Chương trình đã được phát ngày 03/01/2017 vừa qua.
Tuy là một giáo sư về tâm lý học, nhưng thỉnh thoảng, qua điện thoại, ông Tobia Nathan cũng tìm cách giải mộng cho một số người không phải là bệnh nhân của ông. Nhưng theo giáo sư Nathan, đừng nên tin vào những « từ điển giải mộng » vì đối với ông đó chỉ là những cuốn sách « nhảm nhí ».
Giáo sư Nathan nhắc lại rằng, nhờ những nghiên cứu về thần kinh học, nay người ta biết rằng giấc ngủ được chia thành nhiều giai đoạn và trong những giai đoạn đó diễn ra những giấc mơ dài, mà đôi khi trở thành những câu chuyện. Trong giai đoạn nghịch (paradoxal) của giấc ngủ, các cơ tạm thời bị liệt và lúc đó, bộ não bừng tỉnh, cơ quan sinh dục cũng vậy và đôi mắt bắt đầu cử động nhanh, xoay chuyển về mọi phía.
Đó là giai đoạn mà bộ não thu thập những hình ảnh, những cảm giác, những từ ngữ…, rồi kết hợp chúng để « sáng tác » những tái hiện mới. Theo giáo sư Nathan, không phải là chính chúng ta nằm mơ, mà làm như có một cái gì đó, một cỗ máy nào đó, hoặc một vị thần nào đó trình bày cho chúng ta một thực tế giống như là thật.
Trả lời RFI Pháp ngữ, giáo sư Tobie Nathan cho rằng giấc mơ nào cũng mang tính dự báo cho ngày hôm sau :
“Những người nghiên cứu về giấc mơ nghĩ rằng giấc mơ là một hình thức chuẩn bị tinh thần của chúng ta cho ngày hôm sau. Giấc mơ cố giải đáp những câu hỏi mà chúng ta đặt ra, nó giống như là những dự báo, vì chúng ta cố dự đoán xem những gì có thể sẽ xảy ra với mình. Như vậy, tất cả các giấc mơ đều phần nào mang tính chất báo hiệu. “Kịch bản“ bình thường mà một giấc mơ nêu lên là : nếu trong cuộc sống thực của ta, chuyện đó xảy ra thì nó sẽ như thế nào ?
Tôi đã nghe kể nhiều giấc mơ và trong đó có một số giấc mơ rất kỳ lạ,
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19