Description
Những năm trở lại đây, tại các nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, người ta ngày càng nói nhiều về hội chứng tự kỷ (autisme) ở trẻ nhỏ. Trong khi thế giới đã công nhận chứng tự kỷ là một khuyết tật về sự phát triển, ảnh hưởng đến suốt cuộc đời người mắc, với nhiều mức độ khác nhau, ở Việt Nam, khái niệm tự kỷ còn tương đối mới. Theo nhiều người trong cuộc, gia đình các bệnh nhân rất cần được hỗ trợ, và điều quan trọng hàng đầu là được giúp để nhận thức đúng về bệnh.
Trong diễn văn khai mạc hội thảo « Lộ trình thành lập Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam », do Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam (MoLISA), phối hợp với Trung Tâm Phát Triển Người Khuyết Tật Châu Á – Thái Bình Dương (APCD) tổ chức trong hai ngày 29 và 30/08/2013, ông Nguyễn Trọng Đàm, thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam đã nhận định rằng hiện nay, số trẻ em tự kỷ tại Viêt Nam đang tăng khá nhanh và có rất nhiều trường hợp trẻ bị tự kỷ trong một thời gian dài, nhưng không được phát hiện và can thiệp sớm.
Thực tế cũng cho thấy các cán bộ y tế, giáo dục hoặc cha mẹ trẻ cũng thiếu những kiến thức đầy đủ về việc phát hiện sớm và chăm sóc trẻ tự kỷ. Nhận thức của cộng đồng về chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo quyền cho trẻ tự kỷ cũng còn nhiều hạn chế. Hậu quả là trẻ không nói được, không hòa nhập được với môi trường xã hội xung quanh và phải sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác suốt đời.
Ở Việt Nam, hiện có một vài trung tâm lớn, phục vụ thăm khám tâm lý cho trẻ em, chẳng hạn như tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội, bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 ở thành phố Hồ Chí Minh hay tại các bệnh viện nhi của các tỉnh.
Trong chương trình hôm nay, RFI xin giới thiệu với quý thính giả một vài trao đổi liên quan đến hội chứng này. Đầu tiên là một số giải thích căn bản về hội chứng tự kỷ của bác sĩ – thạc sĩ Quách Thúy Minh, nguyên Trưởng khoa tâm bệnh, bệnh viện Nhi Trung Ương, hiện đang công tác tại Trung tâm tâm lý của bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec (458 Minh Khai – Hà Nội). Kế đến là chia sẻ của anh Thành và chị Hoa - hai phụ huynh đều có con mắc chứng tự kỉ. Họ - đại diện của hàng trăm gia đình có trẻ tự kỷ ở Việt Nam - đang rất mong nhận được sự hỗ trợ, cố vấn của giới y tế nói chung và của cả những gia đình khác nói riêng.
RFI : Xin chào bác sĩ Quách Thúy Minh. Bác sĩ có thể giải thích cho thính giả của RFI biết hội chứng tự kỉ là gì và mục đích của các can thiệp là như thế nào không ạ ?
Bác sĩ Quách Thúy Minh : Tự kỉ là một rối loạn về thần kinh, não bộ phát triển không hài hòa ở trẻ nhỏ, từ trước 3 tuổi và kéo dài đến tận khi lớn. Khi lớn, nhiều trường hợp cũng cần hỗ trợ. Thời gian đầu thì gọi là can thiệp sớm, tác động tích cực để trẻ có ngôn ngữ giao tiếp, các hành vi phù hợp. Còn quá trình tác động đến trẻ thì lâu dài.
Hiện tại, bác sĩ đang trực tiếp thăm khám cho đối tượng các em gặp vấn đề về tâm lý. Bác sĩ có thể nói qua về tình tr
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19