Description
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, biển Việt Nam - với diện tích hơn 1 triệu km2 - hiện cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nước biển nghiêm trọng.
Từ hơn một tháng nay, báo chí trong nước cũng như quốc tế đều đồng loạt đưa tin tình trạng cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung Việt Nam, rồi lan sang cả cá nuôi trong các ao hồ khu vực xung quanh. Nếu nói riêng về tình trạng cá chết hàng loạt mà nguyên nhân là do biến đổi khí hậu hoặc do ô nhiễm nguồn nước thì tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Brazil, Chile, Mexico, Bolivia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Cam Bốt… cũng đã từng xảy ra.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của Trung Bộ Việt Nam, mấy năm gần đây có sự gia tăng và phát triển của các khu công nghiệp ven biển, hầu hết tại các tỉnh và đặc biệt là ở Hà Tĩnh có khu công nghiệp Vũng Áng, với một số nhà máy nhiệt điện, nhà máy cán thép đã đi vào hoạt động. Thực trạng biển Việt Nam hơn lúc nào hết đã gióng một hồi chuông thức tỉnh cả thế giới.
Nhiều con mắt nghi ngờ đang đồ dồn về phía công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS, thuộc tập đoàn Formosa Đài Loan) như thủ phạm chính gây ra cái chết hàng loạt của thủy hải sản dọc khu vực miền Trung Việt Nam, kể từ sau khi phát hiện công ty này đã cho lắp đặt trái phép các ống xả ngầm đổ ra biển.
Mới đây đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình của người dân trong và ngoài nước, phản đối và đòi đuổi Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Liệu đây có phải là thủ phạm chính hay chỉ là giọt nước làm tràn ly của tình trạng ô nhiễm biển Việt Nam vốn chưa được quan tâm đúng mức từ trước đến giờ ?
Nhìn một cách tổng quát, gây ô nhiễm nước biển được hiểu là việc đưa vào nguồn nước biển (bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp) các chất cặn bã, các thực thể hay năng lượng, trong đó bao gồm cả các nguồn âm thanh do con người phát ra dưới lòng biển, gây ra tác hại xấu đối với nguồn sinh vật sống và hệ sinh thái biển. Hậu quả là nguồn đa dạng sinh học bị suy giảm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra những cản trở cho các hoạt động liên quan đến biển (chủ yếu là đánh bắt hải sản, du lịch và thư giãn trên biển…) hay sự biến chất của nguồn nước.
Các nguồn nước thải gây ô nhiễm nước biển
Theo tiến sĩ Dư Văn Toán, Viện Nghiên Cứu Biển và Hải Đảo Việt Nam, dải ven biển hay đới ven biển nói chung trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm. Cho đến nay, đa phần lượng chất gây ô nhiễm đến từ đất liền, một phần nhỏ đến từ các hoạt động trên biển từ tàu thuyền, dàn khoan, đáy biển. Các nguồn nước thải ra biển chủ yếu bao gồm:
- Các nguồn thải lục địa đổ ra sông và theo dòng sông đổ ra biển
- Nước thải sinh hoạt trực tiếp từ khu vực đô thị, thành phố ven biển
- Nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp ven biển trực tiếp hay qua cống thải ngầm dưới biển
- Nước thải, dầu thải, hóa chất của tầu thuyền trên biển
- Sự cố dầu tràn của dàn khoan khai thác, tầu vận tải chuyên chở dầu.
Cùng với các yếu tố dòng
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19