Thiếu canxi, hụt vitamin D: Rủi ro gây loãng xương ở phụ nữ Việt Nam
Listen now
Description
Loãng xương là một bệnh lý liên quan đến hiện tượng suy giảm mật độ xương, dẫn đến hệ quả là xương dễ bị vỡ và làm tăng nguy cơ gãy xương. Chứng bệnh phát triển cùng với tuổi tác và chủ yếu ở phụ nữ, nhất là sau thời kỳ mãn kinh. Căn bệnh cũng đôi khi xuất hiện ở nam giới sau 65 tuổi. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây, cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc chứng loãng xương khá cao. Nguyên nhân là do nồng độ canxi và vitamin D trong máu khá thấp, theo như giải thích của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, đại học Garvan, tại Úc. « Khi thực hiện một số nghiên cứu trong nước, chúng tôi phát hiện một điều thú vị : lượng canxi mà người Việt hấp thu được qua thức ăn chỉ có khoảng 300-400mg. Ở nước ngoài như Úc, Mỹ, Pháp… , người ta khuyến cáo mỗi ngày phải chừng 1000mg canxi qua thức ăn. Đây là một mức thiếu rất trầm trọng. Điều thứ hai, rất nhiều phụ nữ Việt Nam bị thiếu vitamin D. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội, có đến 70% phụ nữ trong độ tuổi từ 20-50, bị thiếu vitamin D. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, trên tổng số 1000 người được khảo sát, khoảng 50% phụ nữ trên 20 tuổi thiếu vitamin D. Một điểm ngạc nhiên nữa, phụ nữ càng trẻ càng ít vitamin D chừng ấy. Đó chính là những lý do giải thích tại sao tỷ lệ người mắc chứng loãng xương ở Việt Nam cao, phụ nữ chiếm 30% và 12 hay 13% là ở nam giới. » Vitamin D được cơ thể chúng ta tạo ra một cách tự nhiên nhờ vào ánh nắng mặt trời. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, quanh năm có nắng. Thế nhưng, điều nghịch lý là tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ lại khá cao. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết tiếp. « Kết quả này làm cho nhiều người rất ngạc nhiên. Bởi vì, theo tôi nghĩ, nắng Việt Nam hơi khắc nghiệt, nhất là sau 10 giờ sáng, thì nắng rất là gắt. Do đó, mọi người không thích ra ngoài nắng. Theo quan điểm của tôi đó là do yếu tố tâm lý và văn hóa. Người Việt thích có làn da trắng, do đó họ làm mọi cách kể cả che mặt che mũi, dùng kem để giữ cho làn da trắng. Thế nhưng chính những biện pháp đó, lại làm giảm khả năng thấp thu vitamine D từ mặt trời. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamine D rất nghiêm trọng ở phụ nữ Việt Nam. » Làm việc văn phòng tăng nguy cơ thiếu vitamin D ? Ngoài hai yếu tố trên ra, theo giáo sư Tuấn, còn có các yếu tố xã hội như vùng miền, nghề nghiệp. « Theo như trình bày ở trên, trong các cuộc nghiên cứu được thực hiện ở các tỉnh miền Bắc, chúng tôi cũng có so sánh tỷ lệ thiếu vitamin D giữa cư dân thành thị và nông thôn. Nông thôn ở đây là những người làm ruộng ở ven thành Hà Nội. Kết quả cho thấy rất rõ ràng, những người ở nông thôn có tỉ lệ thiếu vitamin D thấp hơn so với thành thị. Nói cách khác, nồng độ vitamin D ở trong máu, ở những người ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Tôi nghĩ có một sự khác biệt rất rõ ràng, ở nông thôn, phần lớn người ta làm nghề nông, mà Việt Nam thường có câu là « bán mặt cho đất, bán lưng cho trời », suôt ngày giang nắng ở ngoài đồng ngoài ruộng. Do đó, nồng độ vitamin D ở trong máu ở người
More Episodes
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19