Bệnh loãng xương : Nguyên nhân và cách đề phòng
Listen now
Description
Loãng xương là một bệnh lý liên quan đến hiện tượng suy giảm mật độ xương, dẫn đến hệ quả là xương dễ bị vỡ và làm tăng nguy cơ gãy xương. Chứng bệnh phát triển cùng với tuổi tác và chủ yếu ở phụ nữ, nhất là sau thời kỳ mãn kinh. Căn bệnh cũng đôi khi xuất hiện ở nam giới sau 65 tuổi.  Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh khá phổ biến này, nhưng ít được đề phòng, RFI Việt ngữ có buổi trao đổi với giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, trường đại học Y khoa Garvan, tại Úc. RFI : Trước hết, giáo sư có thể giải thích đôi chút bệnh loãng xương là gì? Các triệu chứng để nhận dạng là gì? GS. Nguyễn Văn Tuấn : Đầu tiên cần phải hiểu đôi chút căn bản về xương. Xương của của chúng ta biến chuyển theo độ tuổi. Thường thường ở độ tuổi thiếu niên, mật độ xương của chúng ta tăng rất nhanh. Đến độ tuổi 20-30, xương đã đạt ở mức độ tối đa, gọi là mức độ đỉnh. Đến độ tuổi khoảng 40, xương bắt đầu giảm chút xíu. Rồi khi vào tuổi 50, tức khi phụ nữ ở vào độ tuổi sau mãn kinh, mật độ xương giảm rất là nhanh. Loãng xương là một dạng bệnh lý mà đặc điểm của nó là có mật độ xương bị suy giảm so với lúc ở độ tuổi 20-30. Khi mật độ xương bị suy giảm, cấu trúc của xương, cũng bị suy thoái, hay thoái hóa dẫn đến sự gia tăng nguy cơ gãy xương cho một cá nhân. Loãng xương không có triệu chứng. Đó mới là điều đáng sợ. Người ta hay mệnh danh loãng xương là một bệnh âm thầm, hiểu theo nghĩa là bệnh nhân bị gãy xương, thì lúc đó mình mới biết là bị loãng xương. Do đó, việc nhận dạng ra những cá nhân có nguy cơ cao, đang là hướng nghiên cứu sâu và rất là tích cực hiện nay trên thế giới. RFI : Giáo sư có thể giải thích rõ hơn là "gãy xương" như thế nào mới được xem là triệu chứng của bệnh loãng xương? GS. Nguyễn Văn Tuấn : Tức là dạng gãy xương bệnh lý. Ví dụ, tự nhiên, một ngày bị cảm, mình ho, và bị gãy xương, tức là bị gãy xương sườn. Tức là chỉ cần một cái hắt hơi, cũng gãy xương sườn. Hay là, khi đi cầu thang, chỉ bị trượt chân nhẹ, té rồi cũng bị gãy xương. Thường những người té như vậy họ bị gãy cổ xương đùi. 90-95% những người bị gãy cổ xương đùi, là do té ngã. Những trường hợp như vậy mới được xem như là gãy xương do loãng xương. RFI : Bệnh loãng xương có những cấp độ nào? GS. Nguyễn Văn Tuấn : Theo định nghĩa hiện nay của tổ chức Y Tế Thế Giới, người ta dùng giá trị của mật độ xương để tính ra các chỉ số, được gọi là chỉ số T. Bệnh loãng xương được định nghĩa khi chỉ số T RFI : Đâu là các tác nhân gây bệnh? Các đối tượng nào dễ mắc chứng bệnh này? GS. Nguyễn Văn Tuấn : Cách đây 30 năm, nhiều nghiên cứu khoa học vẫn chưa biết được các yếu tố nguy cơ cũng như các tác nhân gây bệnh. Với sự tiến bộ của khoa học, hai mươi năm sau, các nhà khoa học biết được nhiều điều về bệnh loãng xương. Theo tôi có thể có 4 nhóm tác nhân có liên quan đến loãng xương. Nhóm thứ nhất là do suy giảm hóc-môn dục tính, đặc biệt là hóc-môn oestrogien ở nữ. Bởi vì, sau thời kỳ mãn kinh, cơ thể người nữ không còn sản xuất ra hóc-
More Episodes
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19