Description
Công luận những ngày gần đây dồn hết mọi sự chú ý vào cuộc đọ trí giữa máy tính thông minh AlphaGo và kỳ thủ cờ vây thế giới Lee Sedol, người Hàn Quốc. Sự kiện cho thấy lĩnh vực nghiên cứu trí thông minh nhân tạo đã có những bước đột phá lớn, hy vọng mở ra nhiều ứng dụng mới phục vụ cho lợi ích con người. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều lo ngại cho rằng một ngày nào đó máy tính sẽ vượt lên trên và điều khiển cuộc sống nhân loại.
Máy tính thông minh đã hạ gục kỳ thủ cờ vây Lee Se-dol người Hàn Quốc với tỷ số chung cuộc 4-1, trong một trận so trí gồm năm ván đấu như qui định. Trận so tài đã được công luận và nhất là giới chuyên môn theo dõi sít sao. Bởi vì phải đợi đến 19 năm sau ngày kiện tướng thế giới cờ vua Garry Kasparov bị máy tính DeepBlue của IBM đánh bại trong một trấn đấu 6 ván, thế giới mới lại được tận mắt chứng kiến tiến bộ mới của lĩnh vực trí thông minh nhân tạo trong ngành công nghệ tin học.
Hơn nữa sự quan tâm của công luận dành cho trận đấu này không chỉ vì sự hiếu kỳ mà vì trước đó ai cũng nghĩ rằng vẫn còn xa máy tính mới giành được phần thắng trong môn cờ vây, một bộ môn giải trí mang tính trí tuệ có nguồn gốc Trung Hoa. Xuất hiện cách đây hơn 3000 năm, được chơi nhiều tại các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cờ vây tuy luật chơi dễ dàng nhưng lại có hàng vạn các nước đi, thiên biến vạn hóa. Do đó, môn cờ này được cho là sẽ rất khó lập trình.
Chính vì thế, ngay sau khi ván đấu thứ ba kết thúc với phần thắng nghiên về AlphaGo, ông Demis Hassabis đã phải thốt lên là : « Thật tình mà nói, chúng tôi cảm thấy sững sờ. Tôi muốn nhắc lại là mục tiêu của chúng tôi theo nghĩa rộng : chúng tôi đến đối đầu với Lee Sedol là để học hỏi từ anh ấy và muốn biết xem phần mềm của chúng tôi có khả năng đến đâu ».
Những bước tiến của trí thông minh nhân tạo
Như vậy, trí thông minh nhân tạo là gì ? Theo giải thích của nhiều chuyên gia, trí thông minh nhân tạo, viết tắt là AI (Artificial Intelligence) thật ra là toàn bộ các thuật toán, bao gồm một chuỗi các phép tính cho phép thực hiện một vấn đề được đặt ra.
Ý tưởng xây dựng một chương trình AI đã xuất hiện ngay từ giữa những thập niên 1950, chính xác là vào năm 1956, tại Hanover (Hoa Kỳ). Theo quan điểm của các nhà sáng lập bộ môn này, ông John McCarthy và Marvin Minsky (vừa qua đời hôm 24/01/2016), máy móc có thể bắt chước hay mô phỏng một mặt nào đó của con người. Và đến lúc nào đó có thể bằng cả trí tuệ nhân loại.
Trong suốt thập niên 1960, các nhà sáng chế theo đuổi hy vọng này một cách tuyệt vọng, do tiến bộ tin học thời bấy giờ vẫn chưa đạt đến mức để có thể thực hiện. Mọi việc bắt đầu có những tiến triển từ năm 1985, với sự phát triển của ngành rô-bốt học, mà Nhật Bản là quốc gia đi đầu.
Thế nhưng làn sóng phấn khích đó cũng thật là ngắn ngủi. Rô-bốt thời đó chỉ phục vụ cho công nghiệp và chưa có một chỗ đứng trong gia đình. Niềm hy vọng về trí nhân tạo thật sự hồi sinh sau trận đấu lịch sử giữa kiện tướng cờ vua Garry Kasparov với máy tín
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19