Description
Ngày 11/02/2016, một nhóm nhà khoa học quốc tế thông báo dò bắt được sóng hấp dẫn. Phát hiện mới này xác nhận dự đoán của nhà bác học Mỹ Albert Einstein cách đây đúng một trăm năm. Đối với các nhà khoa học, sự kiện này mở ra một cánh cửa mới cho ngành nghiên cứu khoa học vũ trụ.
Trước khi khám phá được công bố chính thức, tin đồn về phát hiện này đã được lan truyền trong nhiều tuần liền. Sự việc đã thật sự gây chấn động trong giới vật lý thiên văn học. Trên thực tế, máy dò bắt sóng Ligo của Hoa Kỳ đã bắt được một tín hiệu vào ngày 14/09/2015, vào lúc 16 giờ 51 phút, giờ thế giới. Tín hiệu bắt được cách xa chúng ta đến 1,3 tỷ năm ánh sáng, tức 13 tỷ tỷ km.
Như vậy, sóng hấp dẫn là gì ? Từ đâu mà có ? Einstein đã dự đoán điều gì ?Các nhà khoa học đã dò bắt như thế nào ? Khám phá mới giúp ích gì cho nghiên cứu khoa học ? RFI có buổi trao đổi với nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu tại Paris.
RFI : Kính thưa giáo sư, ngày 11/02 vừa qua, các nhà khoa học Mỹ, Pháp và Ý đã vui mừng loan báo phát hiện ra sóng hấp dẫn, mở ra một chương mới cho ngành khoa học vũ trụ. Trước tiên, giáo sư có thể giải thích cho thính giả đài RFI biết Sóng hấp dẫn là gì và từ đâu mà có ?
GS. Nguyễn Quang Riệu : Theo thuyết tương đối, thời gian có thể gộp với không gian thành một thực thể gọi là không-thời gian. Những thiên thể nặng và siêu đặc di chuyển nhanh như những cặp lỗ đen quay xung quanh nhau hoặc những vụ sao nổ cũng như vụ nổ nguyên thủy Big Bang đều làm chấn động không-thời gian và tạo ra những gợn sóng hấp dẫn lan truyền khắp vũ trụ.
RFI : Khi loan tin này, giới báo chí đều cho rằng phát hiện mới đó khẳng định các dự đoán của nhà bác học Einstein đưa ra cách đây đúng một thế kỷ là đúng. Giáo sư có thể cho biết vì sao ?
GS. Nguyễn Quang Riệu : Einstein đã tiên đoán từ một thế kỷ nay sự tồn tại cuả sóng hấp dẫn di chuyể̉n nhanh bằng ánh sáng trong không-thời gian. Những gợn sóng hấp dẫn lan truyền trong không-thời gian, tương tự như những làn sóng lăn tăn trên mặt hồ. Thuyết tương đối cuả Einstein đã giải thích được nhiều hiện tượng trong thiên nhiên. Sự phát hiện sóng hấp dẫn trong vũ trụ không những là một sự kiện củng cố thêm thuyết tương đối mà còn kích động các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn để hiểu được nguồn gốc và sự tiến hoá cuả vũ trụ.
RFI : Làm thế nào các nhà khoa học đã có thể dò bắt được sóng hấp dẫn ?
GS. Nguyễn Quang Riệu : Sóng hấp dẫn lan truyền khắp vũ trụ và có khả năng làm co giãn những vật thể. Tuy nhiên biên độ dao động kích thước cuả vật thể là vô cùng nhỏ làm cho sự phát hiện sóng hấp dẫn cực kỳ khó khăn. Chẳng hạn, một sự kiện như sự va chạm giữa hai lỗ đen xẩy ra ở trung tâm Dải Ngân hà phát ra những gợn sóng hấp dẫn làm một vật thể dài một mét, chỉ co giãn khoảng một phần trăm nghìn tỷ (10-14 ) milimet ! Cho nên, sự tìm kiếm sóng hấp dẫn trong vũ trụ là một thách thức rất lớn về mặt kỹ thuật.
Sóng hấp dẫn đã được phát hiện gián tiếp bởi hai nhà thiên văn Hulse và Taylor tại Đại học Massachusetts vào năm 1978.
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19