Description
Từ nhiều tháng nay, khu vực Nam Mỹ và vùng Caribe đang phải vật vã chống lại một kẻ thù đáng sợ : muỗi vằn. Ngoài việc mang mầm bệnh sốt xuất huyết và chikungunya, loài muỗi vằn này hiện đang đe dọa cả thế giới với loại virus Zika. Các chuyên gia nghi ngờ có mối liên hệ giữa virus Zika và dị tật « đầu nhỏ » ở thai nhi.
Vào đầu tháng 2/2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt dịch virus Zika vào « Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở cấp độ thế giới » và thành lập một « đơn vị ứng phó toàn cầu ». Ca nhiễm virus Zika được phát hiện tại tại Nam Mỹ cách đây một năm. Nhưng dịch bệnh thật sự bùng phát mạnh vào những tháng gần đây. Tại Brazil, hơn 1,5 triệu người được phát hiện nhiễm virus Zika.
Mối liên hệ giữa virus Zika và dị tật « đầu nhỏ »
Vậy virus Zika là gì ? Chúng lây lan như thế nào ? Nhà nghiên cứu dịch tễ học, bà Anna-Bella Failloux, thuộc Viện Pasteur Paris giải thích như sau trên đài truyền hình TV5Monde:
«Virus Zika bắt nguồn từ châu Phi, và gây ra một cơn dịch tại vùng Thái Bình Dương. Thế nhưng dịch bệnh này đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu trong dòng thời sự do dịch Ebola bùng phát mạnh tại châu Phi. 1/3 dân số Pháp tại Polynesia đã bị ảnh hưởng.
Như vậy chỉ cần một con muỗi mang mầm bệnh đi vào khu vực Nam Mỹ, và có tiếp xúc với loài muỗi có khả năng tiếp nhận với sự lây lan, ở đây là loài muỗi vằn giống Aedes Aegypti và Albopictus. Thêm vào đó là sự thiểu hiểu biết của người dân tại đây về sự lây nhiễm. Chính vì vậy mà loại virus này đã rộng đường xâm nhập và lây lan một cách nhanh chóng, nhờ vào một giống muỗi chỉ chuyên đốt người, nhất là đối với những ai không có miễn dịch với loại virus này».
Virus Zika được phát hiện lần đầu vào năm 1947, tại một khu rừng mang cùng tên với loài virus, ở gần thành phố Entebbe, của Ouganda. Các nghiên cứu cho rằng là loại virus này lây nhiễm qua ba đường : vết đốt muỗi vằn là chủ yếu, từ máu - từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và qua ngả quan hệ tình dục như tinh trùng, nước bọt... theo như kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Texas.
« Loại virus này có thể dò tìm được trong nước tiểu, đôi khi trong sữa mẹ, trong tinh trùng. Nhưng ngả truyền bệnh quan trọng nhất vẫn là con muỗi vằn. Không có muỗi vằn thì không có dịch bệnh này. Tuy nhiên, việc lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục vẫn có nhưng rất hiếm hoi, so với số lượng người đông đảo nhiễm bệnh do bị muỗi đốt ».
Cùng với sự bùng phát dữ dội dịch virus Zika, ngành y tế Nam Mỹ, đặc biệt là tại Brazil ghi nhận mức tăng đáng kể hiện tượng trẻ sơ sinh bị tật « đầu nhỏ ». Nhiều nhà khoa học nghi ngờ virus Zika là tác nhân chính gây ra hiện tượng dị tật này. Theo đó, người mẹ có thể truyền mầm bệnh này cho con trong quá trình mang thai.
Đây cũng là vấn đề đang gây tranh cãi hiện nay giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên trên đài truyền hình, bà Anna-Bella Failloux vẫn nhắc lại rằng cho đến giờ đó vẫn chỉ là một sự nghi ngờ và các nhà khoa học vẫn còn chưa ngã ngũ.
«Có một mối ngờ lớn là người mẹ bị nhiễm virus trong sáu th
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19