Công nghệ chỉnh sửa gien: Lợi hay hại cho tương lai nhân loại ?
Listen now
Description
Lĩnh vực di truyền học đang có những bước đột phá quan trọng. Từ hơn ba năm nay giới sinh học di truyền trở nên sôi nổi hẳn lên do sự xuất hiện của những kỹ thu mới về thao tác gen người, cho phép chỉnh sửa những đoạn ADN « khiếm khuyết » với một độ chính xác cao, kể cả trên những tế bào sinh sản. Các tiến bộ trong lĩnh vực này hứa hẹn cải thiện các phương pháp trị liệu chưa từng có. Đồng thời chúng cũng tạo đà thúc đẩy cho ngành nghiên cứu chỉnh sửa dòng chủng hệ. Nhưng những tiến bộ đó cũng đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức và xã hội. Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta có thể sản sinh ra những đứa trẻ từ trong ống nghiệm theo kiểu "đo ni, đóng giày"? Một kỹ thuật mang tên CRISPR-CAS9 được khám phá, cho phép bóc tách những đoạn ADN bị hỏng. Nhưng sự việc đặt ra nhiều câu hỏi lớn. Liệu người ta có thể biến đổi gien của con trẻ mình để tách xa chúng khỏi những căn bệnh di truyền? Hay như có thể lựa chọn các mẫu gien từ A đến Z như mẫu catalogue để tạo ra một đứa trẻ hoàn hảo? Liệu chúng ta có thể kiến tạo ra một giống người hay không? Thao tác gen liệu có làm cho chủng người Homo Sapiens bị biến mất? Những câu hỏi này không còn là chuyện khoa học viễn tưởng mà hiện nay đang là một trong những chủ đề thời sự nóng bỏng. Nhất là vào tháng 4/2015, một nhóm nhà khoa học Trung Quốc tiết lộ đã tiến hành thay đổi ADN trên phôi thai người. Sự việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trong cộng đồng khoa học và đặt ra các vấn đề đạo đức. CRISPR-CAS9 là gì ? CRISPR-CAS9 do hai nhà khoa học, cô Emmanuelle Charpentier, người Pháp và cô Jennifer Douhna, người Mỹ, đồng phát minh ra trong năm 2012. Vì sao gọi là CRISPR-CAS9, cô J.Douhna, trong một hội thảo khoa học có giải thích rõ: « Mục tiêu nghiên cứu ban đầu là tìm ra cách thức vi khuẩn tấn công sự lây nhiềm của virus. Khi vi khuẩn phải đối phó với vi-rút trong môi trường của chúng, và chúng ta có thể hình dung sự lây nhiễm virus như một quả bom hẹn giờ - một con vi khuẩn chỉ có vài phút để tháo kíp nổ trước khi nó bị tiêu diệt. Thế nên, tế bào của nhiều vi khuẩn có hệ thống thích nghi miễn nhiễm gọi là CRISPR, cho phép chúng ta phát hiện ADN của virus và loại trừ chúng. Một phần của hệ thống CRISPR là một loại protêin có tên gọi là CAS9, có khả năng tìm kiếm, cắt bỏ và tùy từng tình hình có thể làm tan rã ADN của virus một cách đặc biệt. Chính trong quá trình tìm hiểu hoạt động của loại protein CAS9 này mà chúng tôi nhận thấy có thể khai thác chứng năng này như là một công nghệ kỹ thuật gien – một công cụ cho phép các nhà khoa học chèn hay loại bỏ những mẫu ADN với một độ chính xác cao, giúp thực hiện những gì cho đến giờ vẫn chưa thể làm được ». Một công cụ cho phép cắt bỏ và thay thế các đoạn ADN một cách cực kỳ đơn giản đến mức « bất kỳ sinh viên ngành sinh học nào cũng có thể làm được », theo như nhận xét của ông Fulvio Mavilio, giám đốc khoa học Généthon. Kỹ thuật này cũng giống như như là một thao tác « tìm và thay thế » trong xử lý văn bản. Do ít tốn kém và nhanh hơn so với nhiều kỹ thuật khác, CRISPR-CAS9 đã nhanh
More Episodes
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19