Description
Ai cũng có mơ ước làm được điều gì đó trong đời. Chính những mơ ước đó cũng đã làm nên tên tuổi của nhiều nhà khoa học. Nhân dịp năm cũ đã qua, năm mới đến, RFI điểm lại năm gương mặt nổi bật làm nên những « giấc mơ thần kỳ » trong ngành khoa học, mang đến những hy vọng cải thiện cuộc sống nhân loại tốt đẹp hơn.
►Alain Carpentier : Mơ ước ghép tim nhân tạo
Năm 2015 đã mang đến nhiều hy vọng cho các bệnh nhân bị chứng suy tim. Với thành công của ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo thứ ba, tên tuổi của ông Alain Carpentier, chuyên gia phẫu thuật và về tim mạch lan rộng trên giới truyền thông ngay từ đầu năm 2015. Liệu có thể nào kéo dài sự sống của những người bị suy tim với một bộ phận giả, có hình dạng và vận hành như là một quả tim thật hay không ? Đó chính là mơ ước của Giáo sư Alain Carpentier, được ấp ủ từ 25 năm qua. Nhưng mơ ước này của ông còn phải vượt qua nhiều thách thức.
Một dự án gần như hơi điên khùng. Để đặt một quả tim nhân tạo vào cơ thể một con người, ông đã phải mất nhiều năm nghiên cứu bền bỉ. Và phải đợi đến tận năm 2013, cuộc phiêu lưu mới thật sự bắt đầu. Nhưng rủi thay, vài tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân đầu tiên đã qua đời.
Không nản lòng, ông tiếp tục thực hiện ca ghép thứ hai, và thứ ba, chỉ cách nhau có vài ngày, đó cũng là ca ghép sau cùng. Thế nhưng, niềm vui cũng không được trọn vẹn. Người sau cùng đã ra đi do suy hô hấp vì chứng suy thận, chẳng chút liên quan gì đến trái tim nhân tạo.
Ngay khi khởi nghiệp, giáo sư Alain Carpentier đã có hứng thú với các bộ phận tim mạch sinh học nhân tạo. Từ các van máu cho đến các động mạch được chế từ các mô động vật. Nhưng mơ ước lớn nhất và đầy tham vọng nhất vẫn là tim nhân tạo. Cùng với tập đoàn Carmat, giáo sư Alain Carpentier thành công cuộc đánh cược của mình: mang lại cuộc sống cho những người bị suy tim.
Trong vài tháng tới đây, ca ghép tim thứ tư sẽ diễn ra trước khi tiến hành các cuộc thử nghiệm trên quy mô rộng. Đối với tập đoàn Carmat, lĩnh vực ghép tim nhân tạo sẽ là một thị trường tiềm tàng rất lớn. Hiện tập đoàn này cũng đã được niêm yết lên sàn chứng khoán. Theo ước tính của Carmat, tại Châu Âu và Hoa Kỳ, hiện có hơn 20 triệu người mắc chứng suy tim. Dự tính khi đưa vào thị trường, một quả tim nhân tạo sẽ có giá khoảng 150 000 euro.
Nay tuy đã 82 tuổi, và bất chấp ba ca tử vong, nhưng vị bác sĩ tim mạch Alain Carpentier vẫn không muốn xem xét lại tính khả thi của dự án này.
►Emmanuelle Charpentier : Giấc mơ trị liệu bằng gen
Trong số 100 nhân vật tiêu biểu trên thế giới năm 2015, được tạp chí Time của Mỹ bình chọn, nhà nghiên cứu khoa học Emmanuelle Charpentier là người phụ nữ Pháp duy nhất xuất hiện trong danh sách. Chiếc chìa khóa thành công ? Cô chính là người khám phá ra kỹ thuật CRISPR-CAS9 cho phép chỉnh sửa các gen, mở ra một triển vọng chữ trị chứng bệnh di truyền cho đến giờ ngành y khoa vẫn bó tay.
Emmanuelle Charpentier, là chuyên gia về di truyền và sinh học. Cách đây bốn năm, tên tuổi của cô chẳng ai hay biết. Nhưng với việc khám phá ra kỹ thuật có tên gọi CRISPR-
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19