Càng biến đổi khí hậu, con người càng ốm đau
Listen now
Description
Thời tiết hành tinh của chúng ta trong những thập niên tiếp theo sẽ nóng hơn, lạnh hơn, khô hơn và dữ dội hơn. Đó là những dự đoán bi quan do các chuyên gia đưa ra. Sự biến đổi này của khí hậu chắc chắn có những tác động tiêu cực lên sức khỏe con người, như gia tăng các chứng bệnh đường hô hấp, tim mạch và các dịch bệnh, đe dọa những thành quả về y tế cộng đồng mà quốc tế đạt được trong 50 năm qua. Ông Robert Barouki, giáo sư trường đại học Paris-Descartes trên truyền hình tư nhân BFMTV ngày 30/11/2015 đã khẳng định về sự tương tác giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe con người (1'04-1'48): "Biến đổi khí hậu sẽ có những tác động lên sức khỏe con người. Điều đó đã được khoa học chứng minh. Chúng có những tác động trực tiếp chẳng hạn như những kỳ nắng nóng bức và có thể lặp lại trong những năm tới. Trong những kỳ nắng nóng như vậy, kéo theo chúng là các tia cực tím, hay như những trận ngập lụt... Đó là những tác động trực tiếp do biến đổi khí hậu gây ra. Bên cạnh đó còn có những tác động gián tiếp như ô nhiễm không khí. Chất lượng không khí ngày càng xấu đi, có thể dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp, bệnh hen suyễn. Chất lượng nước tiêu dùng cũng vậy, có thể bị nhiễm khuẩn. Do đó, sẽ có cả một chuỗi cộng hưởng tác động lên sức khỏe chúng ta trong những thập niên tới." Lời khẳng định trên không phải là không có cơ sở. Tổ chức Y tế Thế giới OMS dự đoán là từ đây cho đến hết năm 2030, mỗi năm sẽ có hàng trăm ngàn người chết trên thế giới do biến đổi khí hậu. Nước Pháp hẳn chưa thể nào quên được kỳ nắng nóng lịch sử năm 2003, kéo dài trong ba tuần từ ngày 01-20/8. Đợt nóng bức đó đã làm chết khoảng 20 000 người. Còn nếu tính cả Châu Âu hơn 70 000 bị chết sớm, tăng đột biến 60% so với giai đoạn bình thường. Sự việc đã trở thành một hiện tượng "chấn thương tập thể". Bên cạnh những tác động trực tiếp, biến đổi khí hậu cũng có những hậu quả gián tiếp ít được nhắc đến. Theo báo cáo do Ủy ban Sức khỏe công bố hồi tháng 10/2015, khí hậu có những tác động lên chất lượng không khí. Khi nhiệt độ tăng, nồng độ các chất gây ô nhiễm như ozone chẳng hạn cũng tăng theo, gây ra các hiện tượng khói mù ô nhiễm tại các thành phố lớn như Bắc Kinh chẳng hạn và gần đây nhất là Paris, hồi tháng 3/2015. Những chất ô nhiễm này có thể ảnh hưởng đến những người có các bệnh lý về đường hô hấp mãn tính. Nhưng biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí với các hạt bụi phân tử siêu nhỏ (PM 10 và PM 2,5), nitrozen dioxide NO2, cacbon monoxit CO và ozôn O3. Những hạt bụi này, có liên quan đến việc đốt cháy các nhiên liệu, được thải ra từ các động cơ xe ô-tô, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá và các khu công nghiệp, nhưng đôi khi cũng được phát ra từ việc đốt nhiên liệu xanh (củi rừng). Ông Jean Lefèvre - bác sĩ về tim mạch, hiện đang công tác tại Hiệp hội Sức khỏe Môi trường Pháp, trên đài RFI hồi tháng 3/2015 đã từng giải thích các phân tử này có khả năng xâm nhập sâu vào bộ máy hô hấp và tạo thuận l
More Episodes
Kể từ sau các chuyến bay của phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng. Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.
Published 07/18/19
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt...
Published 07/17/19