Episodes
Đạo Đức Kinh là tác phẩm kinh điển của nhà tư tưởng Lão Tử, được các học phái Đạo gia thời Xuân Thu Chiến Quốc tôn là điển tịch sáng lập Đạo gia. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói rất nhiều câu đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích, khai sáng tâm linh cho người đọc về mối quan hệ giữa Trời Đất và người.
Published 08/17/24
Người xưa rất trọng nghĩa khí. Nghĩa khí chính là thấy việc đúng thì làm, bất chấp sự sống chết của bản thân. Tuy nhiên có đôi khi chết cũng không phải là điều đáng sợ nhất. Đáng sợ nhất chính là sống không bằng chết. Trong lịch sử có một câu chuyện nổi tiếng về nghĩa khí của Quán Cao, khiến tên tuổi ông vang lừng thiên hạ.
Published 08/13/24
Thành ngữ “đường đường chính chính” lúc đầu dùng để miêu tả cảnh tượng nghiêm trang chỉnh tề, hùng mạnh cường thịnh của quân đội. Về sau nghĩa câu thành ngữ này biến đổi, dùng để diễn tả nội tâm quang minh chính đại của một người.
Published 08/10/24
Ngạn ngữ có câu: “Có chí hay không, nhìn việc quét nhà, nhóm lửa là biết”. Người ưu tú càng ôm chí lớn trong lòng thì càng khiêm tốn dụng tâm, càng làm tốt từng việc nhỏ bé. Có một câu chuyện tu hành về tiếng chuông của tiểu hòa thượng như thế này.
Published 08/06/24
Bốn ngựa không đuổi kịp cái lưỡi, ngựa dù phi nhanh đến đâu thì lúc qua đi, thứ lưu lại chỉ là hạt bụi, nhưng một câu nói đả thương người khác lại có thể in sâu vào trong lòng hàng chục năm mà không thể phai mờ, khiến cho người nói ra hối hận không kịp. Vì vậy, “tu khẩu” là bài học thiết yếu trong đạo của các bậc thánh hiền thời xưa.
Published 08/03/24
Là người sáng lập ra Đạo gia, Lão Tử có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học Trung Quốc. Cốt lõi trong tư duy của ông là phép biện chứng đơn giản, lưu lại trong Đạo Đức Kinh.
Published 07/30/24
Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương. Những vùng đất ông chiếm được, quân đội hùng mạnh, những thanh gươm bén, sự giàu có… tất cả không còn nghĩa lý gì. Ông gọi quan binh đến và nói: “Ta sắp rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều nguyện ước và các người hãy thực hiện theo nó”. Các vị tướng hô vang tuân lệnh trong dòng nước mắt.
Published 07/25/24
Người xưa học tập trước sau đều xem trọng sự kiên trì liên tục không biết mệt mỏi, học quý ở chỗ bền chí, kỵ nhất là nay còn mai mất. Người trong hoàn cảnh gian nan khốn khổ mà vẫn có thể chăm chỉ đọc sách thì sẽ đặt định được nền tảng rất cao. Một người đã vượt qua được khảo nghiệm như vậy thì sẽ không vì hoàn cảnh mà thay đổi chí hướng của mình, càng sẽ không vì vậy mà oán trời trách đất. Người như vậy không chỉ chăm học mà còn hiểu được mục đích học tập một cách rất rõ ràng, minh bạch đạo...
Published 07/20/24
Cõi đời của đại đa số chúng ta, không như ý có đến tám chín phần. Khi khốn cảnh và nghịch cảnh đến, có người sẽ suy sụp tinh thần, có người trầm luân, bế tắc, có người hận đời hận người, có người lại tự hỏi: “Cuộc sống vì sao khó khăn đến vậy?”… Hoằng Nhất pháp sư, một vị hòa thượng nổi danh thời cận đại, đã chỉ ra rằng trên đời này không có trở ngại nào là không thể vượt qua. Nói cách khác, trong cuộc sống không có gì là không thể buông bỏ. Sở dĩ chúng ta bị các loại phiền não và bất mãn...
Published 07/16/24
Con người hiện đại thường nóng vội, tham cái lợi trước mắt, khi gây dựng đại nghiệp, họ chỉ muốn một bước là thành tựu, một đêm là thành danh, một ngày là thành tài. Họ luôn xem “việc nhỏ” là tầm thường, nhưng lại quên mất rằng việc lớn là từ việc nhỏ tích lũy mà thành. Văn hóa truyền thống đã để lại rất nhiều câu chuyện lịch sử minh chứng cho đạo lý “nước chảy đá mòn”.
Published 07/13/24
Người xưa dạy rằng, nhân nghĩa đủ đầy giúp tăng phúc phận và tiêu trừ tai họa, lễ nghĩa vẹn toàn sẽ vun đắp cho sự thành công và ngăn ngừa suy bại. Bởi vậy, một cá nhân, một gia đình hay một đất nước muốn duy trì sự hưng thịnh, sung túc lâu dài thì nhất định phải giữ gìn lễ nghĩa.
Published 07/09/24
Đời người chính là lên lên xuống xuống, có nghịch cảnh cũng có thuận cảnh, không bao giờ hết thảy đều là “thuận buồm xuôi gió”. Điều quan trọng chính là kiên trì nhẫn nại đi qua hết thảy khổ nạn, khi ấy chúng ta sẽ đạt được thành tựu mà bản thân cũng không thể ngờ. Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân nổi danh với rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống hiện đại. Có một câu chuyện về cách ông đối diện với khổ nạn như thế này.
Published 07/06/24
Thời xưa, thái tử được giáo dục và tuyển chọn như thế nào từ các hoàng tử luôn là điều được cả triều đình coi trọng. Bởi thái tử sẽ là người kế vị, nên không chỉ phải được dưỡng dạy thành một người tài đức mà sau này khi lên ngôi còn phải thành một vị minh quân. Mặc dù địa vị thái tử thường thường là do con trưởng nắm giữ, nhưng cũng không thiếu những trường hợp Hoàng đế phế thái tử này lập thái tử khác, hoặc có nhiều hơn một lựa chọn.
Published 07/03/24
Cổ nhân có câu: “Đi trăm dặm, thì 90 dặm cũng chỉ là nửa đường”. Bởi vì càng gần đến cuối con đường càng nhiều khó khăn, cho nên càng gần tới đích thì nhất định càng phải kiên trì.
Published 06/29/24
Ngày hôm đó là tiệc mừng thọ 70 tuổi của bà Mai và cũng là kỷ niệm 50 năm ngày cưới của hai ông bà. Ngoài con cháu vây quanh chúc mừng ra thì còn có cả những người hàng xóm gần xa.
Published 06/26/24
Có một gia đình hạnh phúc mỹ mãn là điều mà mọi người đều mong ước, cũng là phúc khí của cả đời một người. Trong xã hội ngày nay, nhiều người chỉ tập trung vào việc kiếm tiền, cả đời bận rộn bôn ba, kết quả cuối cùng không ngờ lại chính là gia đình tan vỡ và người một nhà trở thành những người xa lạ. Một gia đình hạnh phúc cần phải có nền tảng. Tuy tiền bạc và sự nghiệp rất quan trọng nhưng chúng không phải là nền tảng căn bản nhất của một gia đình.
Published 06/22/24
Tâm thiện hay bất thiện đều do hoàn cảnh và môi trường sống của chúng ta huân tập thành. Trong mỗi người ai cũng hiện hữu con dao trong tâm, thế nên để cải tạo tâm, bước đầu tiên là ta phải học Phật.
Published 06/19/24
Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu dại. Xem nhẹ hơn mọi sự việc không như ý, đồng thời tìm thấy ích lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống. Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi như ta tưởng, cũng không phải khốn khó như ta đã gặp.
Published 06/13/24
Khổng Tử nói rằng: “Phóng ư lợi nhi hành, đa oán”, nếu cứ một mực hành động vì truy cầu lợi ích thì sẽ càng rước lấy nhiều oán hận hơn. Người có nhân cách cao thượng sẽ không mãi luôn cân nhắc sự được mất của lợi ích cá nhân, lại càng không một mực truy cầu lợi ích cá nhân, người làm như vậy thì sẽ tự chiêu mời những oán hận và chỉ trích.
Published 06/08/24
Khi con người ở các tầng lớp trong xã hội không còn bị ước thúc bởi các giá trị đạo đức, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự sa đoạ của các thành phần trong xã hội, các loại tệ nạn và các loại tội phạm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đặc biệt đúng với những người làm quan, vốn mang trên vai sinh mệnh của dân chúng. Bởi vậy người làm quan cần thanh chính liêm khiết, không sợ quyền thế, nhưng phẩm chất tối quan trọng lại chính là hết lòng vì dân, thương dân.
Published 06/04/24
Có lẽ rất nhiều người đã nghe về chuyện Gia Cát Lượng “mượn gió” trong trận Xích Bích vang danh sử sách. Tuy nhiên điều này chỉ được đề cập tới trong cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, mà không phải là trong chính sử Tam Quốc Chí. Ngày nay, thật khó mà thừa nhận việc cổ nhân có tài “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, nhưng cũng có những chuyện được ghi chép trong chính sử, trong sách cổ cho thấy sự tồn tại của một nền văn minh hoàn toàn khác so với nền văn minh khoa học kỹ thuật...
Published 05/31/24
Người xưa có câu: “Người sợ nổi danh, heo sợ béo”, làm người phải luôn khiêm tốn, thận trọng, đừng vì cao ngạo, ham nổi danh mà gặp phải tai họa, như con heo kia, ăn uống không dừng, cuối cùng càng ăn nhiều càng nhanh chóng bị đưa đi làm thịt.
Published 05/28/24
Dạo trước báo tuoitre có đăng bài về thực trạng ở núi Everest, nóc nhà của thế giới, nơi được quảng bá là đỉnh cao để các nhà leo núi thực thụ chinh phục. Thực tế thì không được oai như vậy, hình ảnh đoàn người leo núi xếp thành hàng dài, chen lấn, xô đẩy nhau đến tận đỉnh núi chỉ để có được vài tấm ảnh selfie, mà theo tác giả mô tả: "Tạo ra một chồng người ngợm tai họa"
Published 05/25/24
Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử viết: “Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”, nghĩa là vì không tranh giành, cho nên thiên hạ không ai tranh giành với mình. Lão Tử cũng giảng: “Nhu nhược thắng cương cường”, mềm mại thắng kiên cường. Trong cuộc sống, rất nhiều khi, người không tranh giành lại là người thắng cuộc.
Published 05/21/24
Dịch học cũng cho rằng vận mệnh của con người chủ yếu chịu ảnh hưởng của ba yếu tố lớn. Một là thời gian, tức là thời gian sinh ra của một người, đây là yếu tố thuộc phạm trù mệnh lý học. Thứ hai là không gian, tức là nơi sinh sống của con người, cũng chính là âm trạch và dương trạch, đây là yếu tố thuộc phạm trù phong thủy học. Thứ ba là sự cố gắng của bản thân, cũng chính là hành thiện tích đức và đọc sách thánh hiền.
Published 05/18/24