Description
Mồng Bốn Tết Tân Sửu, gió xuân đang thổi tới, sắc xuân đang đậm đà. Văn hóa truyền thống của hai nước Trung Việt có nhiều nét tương đồng, bao thế kỷ qua, nhân dân hai nước coi Tết Xuân cổ truyền quan trọng và long trọng nhất trong năm, hương Tết Xuân của hai nước cũng rất hòa nhập với nhau. Tết Tân Sửu này, nhiều nơi Trung Quốc và Việt Nam đều động viên người dân ăn tết tại chỗ để giãn cách chặn dịch COVID-19 và đã được mọi người hưởng ứng, nhưng trong lòng mỗi người dân hai nước vẫn hướng người thân bè bạn và quê hương. Mọi người nhờ các phương tiện thông tin hiện đại để nhắn gửi lời chúc tết rất cập nhật và nhanh tiện, cầu cho quốc thái dân an, người người an khang, mọi điều thuận lợi.
Sáng nay mùng bốn tết, chúng tôi nhận được lời chúc tết của bạn Mạnh Chiến, thính giả nhiệt tình và lâu năm của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc .
Cũng xin chúc bạn Mạnh Chiến và gia đình Xuân Tân Sửu an khang cát tường, mọi điều suôn sẻ may mắn.
Mời các bạn theo dõi tiếp chương trình Hộp thư Thính giả do Hạ Vi thực hiện.
Trong tất cả các ngày lễ cổ truyền Trung Việt, thì Tết xuân mang nhiều nội hàm văn hóa nhất. Có rất nhiều ca dao, thơ văn của mọi người viết về Tết. Mỗi ngày tết đầu xuân đều có những tập tục khác nhau. Sau đây Hạ Vi xin giới thiệu với các bạn một số tập tục từ mùng một đến mùng năm tết Xuân nông lịch Trung Quốc.
Mùng 1 Tết, không nên quét nhà, bằng không sẽ quét mất cả vận may, quét cả tài sản của cả một năm. Nếu nhất định cần quét nhà thì nhất định phải quét rác từ ngoài cửa vào trong nhà. Ngoài ra mùng 1 Tết kiêng đổ rác, không làm vỡ đồ vật, bằng không sẽ bị coi là phá sản.
Mùng 2 Tết, là ngày các chị em phụ nữ đã lấy chồng về thăm nhà ngoại, đức anh chồng cũng đi cùng, cho nên còn gọi là “Ngày đón Rể”. Sáng ra con gái đã lấy chồng chuẩn bị quà cáp và lì xì mang theo về nhà bố mẹ để tặng và chia cho đám trẻ họ hàng nhà gái, ngoài ra phải ăn bữa cơm trưa đoàn tụ ở nhà ngoại, mọi người trong gia đình nhà ngoại chụp tấm ảnh đoàn viên để làm kỷ niệm, chúc tết và vui chơi xong, hai vợ chồng phải trở về nhà chồng vào trước lúc trời tối.
Mùng 3 Tết, trong dân gian Trung Quốc gọi đây là “Tiểu Niên Triều”, còn gọi là “Xích Cẩu Nhật”. Truyền rằng, Xích Cẩu là vị Thần rất dễ bẳn tính hay cáu kỉnh hay xuất hiện vào mùng ba tết, ai ra ngõ gặp Thần Xích Cẩu thì người đó sẽ bị xúi quẩy, cho nên mùng 3 Tết là ngày dữ, không nên đi đâu chơi. Lại truyền rằng, mùng 3 Tết mà chúc Tết cho ai, thì sẽ cãi nhau với người đó, cho nên chớ chúc Tết nhau vào mùng 3 Tết.
Mùng 4 Tết, là dương, tức ngày con dê. Đây là ngày đón Thần trong dân gian Trung Quốc, cho nên người dân thường coi mùng 4 Tết là “Tam Dương khai thái”, nghĩa là tượng trưng cho cát tường may mắn, cũng là ngày nghênh đón Táo Quân từ trên trời trở
TIẾC THƯƠNG “CHA ĐẺ LÚA LAI” THẾ GIỚI VIÊN LONG BÌNH
Lúc này, Sảnh Hoa liên tưởng bát cơm đầy trong tay chúng ta được đổi bằng muôn vàn giọt mồ của những người dân làm ruộng. Tin rằng hầu như các bạn đều thuộc lòng bài thơ lục bát, đã trở thành ca dao trên...
Published 11/19/24
Tin rằng bạn rất quen thuộc bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” đã đi cùng năm tháng, và đi vào cõi lòng của hàng gần trăm triệu người dân Việt Nam.
19 tháng 5 năm nay là kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân Việt...
Published 11/15/24