Tết Xuân Tết Nguyên Tiêu đều là Tết Cổ truyền Trung Quốc
Listen now
Description
Tết Xuân Nông lịch là lễ cổ truyền dân gian quan trọng nhất và long trọng nhất trong năm của nhân dân Trung Quốc, đã có lịch sử hơn 4000 năm, từ thời vua Nghiêu vua Thuấn, thậm chí từ thời thượng cổ. Tết Tân Sửu 2021 này, để hưởng ứng kêu gọi và động viên của chính phủ và các cơ quan hữu quan Trung Quốc, không tổ chức tiệc tùng, ăn uống linh đình đông người tại nhà hàng để giãn cách chặn dịch COVID-19, hầu hết các gia đình ăn cỗ Giao thừa tất niên cùng người thân tại nhà, bắt tay chế biến các món ăn đặc sắc, như vậy tăng thêm bầu không khí thân tình đầm ấm của gia đình. Trong dịp Tết Tân Sửu, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã “phơi” mâm cỗ tất niên thịnh soạn tự chế biến của gia đình mình lên trang cá nhân, vừa để làm kỷ niệm, vừa chia sẻ niềm vui đón Tết chào Xuân cho nhau qua mạng. Sau Tết Nguyên đán đến rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu, người Trung Quốc quan niệm rằng, ăn song Tết Nguyên Tiêu mới là hết Tết Xuân nông lịch. Có bạn viết tin nhắn cho Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebook yêu cầu giới thiệu về Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc, sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu. Tết Nguyên tiêu hình thành vào thời Tây Hán cách đây hơn 2000 năm, nhưng tập tục rước ngắm đèn bắt đầu vào thời Tây Hán. Hồi đó, Hán Minh Đế tôn sùng Phật Giáo, truyền rằng, vào rằm tháng Giêng các Tăng Lữ thắp đèn ngưỡng xá lị kính Phật, cho nên Hán Minh Đế ra lệnh cho thắp đèn ở cung điện và các chùa chiền, ngoài ra, cũng ra lệnh cho bà con dân chúng cũng thắp đèn vào đêm rằm tháng Giêng. Về sau, ngày lễ Phật giáo này dần dần hình thành ngày lễ long trọng, từ cung đình đến giân gian, từ vùng Trung Nguyên phát triển ra cả nước.Đến thời Hán Văn Đế, lấy ngày rằm tháng Giêng lam̀ Tết Nguyên Tiêu. Đến thời Hán Vũ Đế lấy rằm tháng Giêng làm ngày cúng “Thái Nhất thần”, một trong những thần làm chuá tể vũ trụ. Còn có cách nói là Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ “Tam Nguyên thuyết” của đạo giáo, có nghĩa là, rằm tháng Giêng là tết Thượng Nguyên do Thiên quan cai trị. Vì Thiên quan ưa thích nhạc, cho nên đến rằm tháng Giêng phải thắp đèn Người xưa gọi ban đêm là “Tiêu”. Cho nên rằm tháng giêng là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên tiêu trăng rằm sáng tỏ, mọi người ra ngoài ngắm trăng, thắp đèn lồng hoa, đốt pháo hoa, đoán câu đố, ăn Nguyên Tiêu mà Việt Nam gọi là bánh trôi, gia đình xum họp. Cho nên tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Hoa đăng. Tục thắp hoa đăng bắt nguồn từ thời Hán, nhưng thịnh hành vào thời Đường. Từ cung đình cho đến khắp nơi đường phố, đèn treo trên lầu, trên cây sáng rực bầu trời. Nhà thơ nổi tiếng thời Đường Lư Chiếu Lân từng tả quang cảnh đèn sáng trong Tết Nguyên tiêu rằng “Tiếp Hán nghi tinh lạc, y lâu tựa nguyệt huyền”, thơ tạm dịch rằng “Sau Hán giống sao rơi, rựa lầu tựa trăng treo.” Đến thời Tống, càng coi trọng Tết Nguyên Tiêu, hoạt động ngắm đèn càng náo nhiệt và phong phú, thường kéo dài đến 5 ngày, đến thời Minh kéo dài đế
More Episodes
TIẾC THƯƠNG “CHA ĐẺ LÚA LAI” THẾ GIỚI VIÊN LONG BÌNH Lúc này, Sảnh Hoa liên tưởng bát cơm đầy trong tay chúng ta được đổi bằng muôn vàn giọt mồ của những người dân làm ruộng. Tin rằng hầu như các bạn đều thuộc lòng bài thơ lục bát, đã trở thành ca dao trên...
Published 11/19/24
Tin rằng bạn rất quen thuộc bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” đã đi cùng năm tháng, và đi vào cõi lòng của hàng gần trăm triệu người dân Việt Nam. 19 tháng 5 năm nay là kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân Việt...
Published 11/15/24
Published 11/15/24