Description
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số thứ chín ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe “Trăng vàng trăng ngọc” của nhà thơ Hàn Mạc Tử, trích trong Phần 1: Hương thơm của tập Đau thương, hay có tên gọi khác là Thơ điên, xuất bản năm 1937.
Hàn Mạc Tử có lẽ không còn là cái tên xa lạ với các bạn thính giả. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại làng Lệ Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và mất ngày 11/11/1940 tại nhà thương Quy Hòa, thành phố Quy Nhơn vì bệnh phong khi vừa mới bước sang tuổi 28. Ông làm thơ từ năm 16 tuổi dưới bút danh Phong Trần rồi Lệ Thanh, sau đó đến năm 1936 mới đổi bút danh thành Hàn Mạc Tử, chứ không phải Hàn Mặc Tử như nhiều người vẫn nghĩ. Cũng chính vào năm 1936, Hàn Mạc Tử cùng Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên lập thành nhóm Bàn thành tứ hữu ở Bình Định. Nhận thấy khuynh hướng trong nhóm thơ thể hiện rất rõ trong sáng tác của từng người, vào khoảng cuối năm 1936, Hàn Mạc Tử khởi xướng việc thành lập Trường thơ Loạn.
Tuyên ngôn của Trường thơ Loạn được thể hiện không chỉ trong trong đề tựa tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên mà còn trong "Vài lời nói đầu" của tập Đau thương, tức Thơ điên: "Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói đến mộng là nói bến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu Người là cao cả, vô biên và vô lượng: xung quanh Người là mơn trớn với yêu đương vây phủ bởi trăm dây quyến luyến làm bằng êm dịu, làm bằng thành bại....Gió phương mô đẩy đưa Người đến bờ xa lạ, đầy trinh tiết và đầy thinh sắc. Người dừng lại để hái những lá tinh hoa. Người nín lặng để mà nghe tiếng trăng reo vang vang như tiếng châu báo vỡ lỡ. À ra Người cũng dại dột, hốt vàng rơi bọc trong vạt áo..."
Và trong cái thế giới say sưa huyền diệu ấy của người thơ họ Hàn, trăng là hình ảnh lặp đi lặp lại, là nguồn cảm hứng vô tận, là luồng ánh sáng thiêng liêng. Giữa không khí mùa thu tràn ngập này, xin mời các bạn thính giả lắng nghe một trong những sáng tác nổi bật nhất về trăng của Hàn Mạc Tử trong tập Thơ điên, “Trăng vàng trăng ngọc,” qua giọng diễn ngâm của họa sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 19 ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe ba bài thơ trích trong tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật ký, tức Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gồm 134 bài chữ Hán viết theo thể Đường luật, Nhật ký trong tù được Hồ Chí Minh sáng tác từ 29/8/1942 đến...
Published 11/27/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 18 hôm nay, xin mời các bạn đến với hai bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du.
Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng đậu Hoàng giáp tức Nhị...
Published 11/20/22