Episodes
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 19 ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe ba bài thơ trích trong tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật ký, tức Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh. Gồm 134 bài chữ Hán viết theo thể Đường luật, Nhật ký trong tù được Hồ Chí Minh sáng tác từ 29/8/1942 đến 10/9/1943 trong thời gian bị bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch. Không chỉ ghi lại cảnh sinh hoạt trong tù, tập thơ còn có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt của chính...
Published 11/27/22
Published 11/27/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 18 hôm nay, xin mời các bạn đến với hai bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng đậu Hoàng giáp tức Nhị giáp tiến sĩ và làm quan đến chức Đại Tư đồ, tức Tể tướng dưới triều Lê trung hưng. Mùa thu năm 1802, vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn, do mến tài và kính trọng dòng dõi nhà Nguyễn Nghiễm nên không...
Published 11/20/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 17 ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe bài thơ “Chơi Sài Sơn (lần thứ hai)” của tác giả Nguyễn Thượng Hiền. Nguyễn Thượng Hiền tên hiệu là Mai Sơn, người làng Liên Bạt, huyện Sơn Lăng, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội), sinh năm 1868, mất năm 1925. Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ, năm 1884 khi 17 tuổi đã đổ cử nhân khoa thi Hương ở Thanh Hoá. Đến năm 1892, ông thi Đình và cũng đỗ Hoàng giáp như cha mình là Nguyễn Thượng Phiên, nên...
Published 11/13/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 16 hôm nay, xin mời các bạn đến với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.    Nguyễn Bỉnh Khiêm, tên huý Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, sinh ngày 13/5/1491 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng), là một chính khách, nhà thơ, nhà chiến lược, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử và văn hoá nước Việt trong thế kỷ 16. Ông sinh ra trong gia...
Published 11/06/22
Các bạn thân mến, trong số Ng-Âm Thơ ngày hôm nay, xin mời các bạn cùng lắng nghe hai bài thơ của nhà thơ thôn quê Nguyễn Bính. Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ngày 13/2/1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, nay là xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, mất ngày 20/1/1966 khi mới chỉ 47 tuổi. Ông vốn sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, lại mồ côi mẹ từ bé nên khi mới mười ba tuổi, ông đã phải rời quê hương, theo chân anh cả tới Hà Đông kiếm sống. Tuy có...
Published 10/30/22
Các bạn thân mến, thi phẩm các bạn vừa nghe có tên “Tự thán,” tương truyền là sáng tác của Nguyễn Trãi, qua giọng diễn ngâm của hoạ sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.  Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. Nguyễn Trãi là...
Published 10/24/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 13 ngày hôm nay, trong khuôn khổ tháng tôn vinh nhà thơ nữ, xin mời các bạn lắng nghe hai bài thơ của thi sĩ Sương Nguyệt Anh. Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê, tự Nguyệt Anh, sinh ngày 8/3/1864, mất ngày 20/1/1921, người làng An Bình Đông, nay là xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Là con gái thứ tư của thi hào Nguyễn Đình Chiểu, từ bé Sương Nguyệt Anh đã thành thạo cả chữ Hán lẫn chữ Nôm nhờ được cha truyền dạy. Năm bà 24 tuổi thì...
Published 10/16/22
Các bạn thân mến, trong số phát sóng thứ 12 thuộc tháng vinh danh các nhà thơ nữ của Ng-Âm Thơ hôm nay, xin giới thiệu với các bạn thính giả nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Không có tư liệu cụ thể nào ghi lại về lai lịch của Hồ Xuân Hương trước sách Giai nhân di mặc ấn hành tại Hà Nội năm 1916 của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến. Dẫu nhất trí rằng Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, học giới vẫn còn tranh cãi về gia thế của bà. Theo Giai nhân di mặc, thân phụ Hồ Xuân Hương là sinh đồ Hồ Phi Diễn, người...
Published 10/09/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 11 hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe 16 câu đầu trong Chinh phụ ngâm khúc diễn ca, bản dịch Nôm tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm chuyển dịch. Chinh phụ ngâm khúc diễn ca là bản dịch tiếng Nôm đầu tiên của tác phẩm Chinh phụ ngâm, hay còn có tên gọi khác là Chinh phụ ngâm khúc, do tác giả Đặng Trần Côn viết vào khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng. Thi phẩm văn vần dài 476 câu thơ, viết theo thể trường đoản cú, câu dài...
Published 10/02/22
Các bạn thân mến, trong không khí se se lạnh của mùa thu Hà Nội, xin mời các bạn lắng nghe “Cảm thu tiễn thu,” một bài thơ của thi sĩ Tản Đà, trong Ng-Âm Thơ số 10 ngày hôm nay. Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 và mất ngày 7 tháng 6 năm 1939, quê ở làng  Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim,...
Published 09/25/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số thứ chín ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe “Trăng vàng trăng ngọc” của nhà thơ Hàn Mạc Tử, trích trong Phần 1: Hương thơm của tập Đau thương, hay có tên gọi khác là Thơ điên, xuất bản năm 1937. Hàn Mạc Tử có lẽ không còn là cái tên xa lạ với các bạn thính giả. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại làng Lệ Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và mất ngày 11/11/1940 tại nhà thương Quy Hòa, thành phố Quy Nhơn vì bệnh phong khi...
Published 09/18/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số tám ngày hôm nay, nhân dịp Trung thu, xin mời các bạn lắng nghe bài thơ "Rằm tháng tám" của nhà thơ Anh Thơ. Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân, sinh ngày 25/1/1921 tại Ninh Giang, Hải Dương, quê gốc ở Bắc Giang. Có tài liệu khác lại ghi bà sinh năm 1918 hoặc 1919. Cha bà đậu tú tài, thuộc thế hệ nhà nho cuối cùng của triều Nguyễn nên vẫn giữ nếp nhà theo lối Nho phong. Sợ con gái mê làm thơ mà lơ đễnh chuyện học hành, ông Vương nghiêm cấm con viết và quản...
Published 09/11/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số đầu tiên của tháng 9 ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe bài thơ “Mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng. Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1921, mất ngày 13 tháng 10 năm 1988, là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, nay thuộc thành phố Hà Nội. Trước Cách mạng tháng Tám, ông theo học ở Ban trung học trường Thăng Long, rồi đi dạy học tư ở Sơn Tây sau khi tốt nghiệp. Sau khi Cách...
Published 09/04/22
Các bạn thân mến, trong số thứ sáu của Ng-Âm Thơ hôm nay, xin mời các bạn cùng lắng nghe chùm ba bài thơ của nữ thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan. Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, thuộc huyện Vĩnh Thuận, nay là phường Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tư liệu về cuộc đời bà đến nay còn rất sơ sài, các nguồn thông tin đều ít nhiều có điểm mâu thuẫn. Theo Lược truyện các tác gia Việt Nam do Trần Văn Giáp chủ biên, bà thành hôn với Lưu Nguyên Uân, người làng Nguyệt...
Published 08/28/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số thứ năm ngày hôm nay, xin mời các bạn cùng lắng nghe chùm ba bài thơ thu gồm “Thu vịnh,” “Thu ẩm” và “Thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến tên khai sinh là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh năm 1835 tại làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong gia đình có truyền thống làm quan. Sau khi đỗ thủ khoa ba kì thi và thành danh Tam Nguyên Yên Đổ, Nguyễn Khuyến ra làm quan, nổi tiếng làm việc cần mẫn, tính thanh liêm lại có tài...
Published 08/21/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số thứ tư ngày hôm nay, xin mời các bạn cùng lắng nghe bài thơ "Chân dung" của nhà thơ Du Tử Lê. Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, và mất vào tháng 10 năm 2019 tại nhà riêng ở Garden Glove, California, Hoa Kì. Năm 1956, ông vào Sài Gòn theo học trường Trần Lục, trường Chu Văn An và sau cùng là Đại học Văn Khoa. Ông là tác giả của hơn 70 tập thơ và văn xuôi, hơn 300 bài thơ trong số đó đã được phổ nhạc thành ca...
Published 08/14/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số thứ ba ngày hôm nay, xin mời các bạn cùng lắng nghe bài thơ "Cỏ Bồng Thi” của nhà thơ Hoàng Cầm, được in trong Nhịp 5: Còn em (Cỏ Bồng Thi phải cheo leo mỏm đá) của tập Về Kinh Bắc. Về Kinh Bắc gồm 48 bài thơ được chia làm 8 nhịp, sáng tác vài tháng cuối năm 1959 đầu năm 1960 nhưng phải tới năm 1994 mới được in lần đầu tiên đầy đủ thành sách. Cả tập thơ, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy, là một giấc mơ hồi cố với nhiều hình ảnh ngẫu nhiên, thoạt đầu trông...
Published 08/07/22
Trong số thứ hai này của Ng-Âm Thơ, xin mời các bạn cùng lắng nghe bài thơ “Sầu chung” của nhà thơ Trần Huyền Trân viết tặng danh ca ca trù Quách Thị Hồ. Quách Thị Hồ sinh năm 1909 tại làng Ngọc Bộ, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, nơi trước đây thuộc địa phận quê hương quan họ Bắc Ninh. Sinh ra trong gia đình có truyền thống đàn hát lâu đời với mẹ là ca nương có tiếng, bà sớm được tiếp xúc với đàn phách. Năm 1930, trong thời kỳ phát triển rực rỡ và thịnh vượng nhất của văn hóa...
Published 07/31/22
Trong số mở đầu của Ng-Âm Thơ hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe bài thơ "Hồ trường" của Nguyễn Bá Trác. Nguyễn Bá Trác từng biên soạn nhiều sách nhưng nổi tiếng nhất với tập Hạn Mạn Du Ký, tức ký sự chuyện đi chơi phiếm, trước viết bằng chữ Hán rồi sau ông tự dịch cả 14 chương sang Việt văn và đăng trên Nam Phong tạp chí từ số 38 đến số 43 vào năm 1920.  "Hồ trường," hay "Nam Phương ca khúc," xuất hiện trong chương 10, số 41, tháng 11 năm 1920, không phải bài thơ tác giả tự sáng tác, mà là...
Published 07/24/22