Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng
Listen now
Description
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 11 hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe 16 câu đầu trong Chinh phụ ngâm khúc diễn ca, bản dịch Nôm tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm chuyển dịch. Chinh phụ ngâm khúc diễn ca là bản dịch tiếng Nôm đầu tiên của tác phẩm Chinh phụ ngâm, hay còn có tên gọi khác là Chinh phụ ngâm khúc, do tác giả Đặng Trần Côn viết vào khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng. Thi phẩm văn vần dài 476 câu thơ, viết theo thể trường đoản cú, câu dài nhất lên đến 12, 13 chữ, câu ngắn nhất chỉ 3, 4 chữ. Đoàn Thị Điểm đã chuyển dịch thành thể song thất lục bát gồm 412 câu. Bài thơ là lời than vãn độc thoại nội tâm của người phụ nữ có chồng đi đánh trận, xoáy sâu vào nỗi cô đơn, buồn tủi khi xa chồng và cả nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận trượng phu giữa chiến trường khốc liệt. Bản dịch song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm thường được so sánh với Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều cũng viết bằng chữ Nôm theo thể song thất lục bát. Theo đó, cả hai đều phản ánh số phận người phụ nữ giữa xã hội phong kiến, song bản diễn Nôm của Chinh phụ ngâm hướng về đời sống bình dị với nỗi nhớ mong chồng và khát khao đoàn tụ của người chinh phụ. Dẫu có nhiều bản dịch Nôm của Chinh phụ ngâm khúc nhưng nhờ tài văn và cách xử lý câu từ khéo léo của Đoàn Thị Điểm mà bản dịch của bà đến nay vẫn là bản phổ biến nhất, đến nỗi nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai phải cảm thán: "người ta chỉ biết có một bài chinh phụ, người ta chỉ nhớ đến một khúc ngâm chinh phụ: ấy là tập Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm." Sau đây, xin mời các bạn lắng nghe 16 câu đầu trong Chinh phụ ngâm khúc diễn ca của Đoàn Thị Điểm qua giọng diễn ngâm của hoạ sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.
More Episodes
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 19 ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe ba bài thơ trích trong tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật ký, tức Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh. Gồm 134 bài chữ Hán viết theo thể Đường luật, Nhật ký trong tù được Hồ Chí Minh sáng tác từ 29/8/1942 đến...
Published 11/27/22
Published 11/27/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 18 hôm nay, xin mời các bạn đến với hai bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng đậu Hoàng giáp tức Nhị...
Published 11/20/22