Một mảnh tình riêng, ta với ta
Listen now
Description
Các bạn thân mến, trong số thứ sáu của Ng-Âm Thơ hôm nay, xin mời các bạn cùng lắng nghe chùm ba bài thơ của nữ thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan. Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, thuộc huyện Vĩnh Thuận, nay là phường Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tư liệu về cuộc đời bà đến nay còn rất sơ sài, các nguồn thông tin đều ít nhiều có điểm mâu thuẫn. Theo Lược truyện các tác gia Việt Nam do Trần Văn Giáp chủ biên, bà thành hôn với Lưu Nguyên Uân, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, đỗ cử nhân năm 1821 sau đó được bổ nhiệm làm tri huyện Thanh Quan, tức huyện Thái Ninh, nay là một phần huyện Đông Hưng và Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cho nên bà Hinh được gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Nổi tiếng là người hay chữ, có tài thơ, nên bà được triệu vào cung, ban cho chức Cung trung giáo tập, dạy chữ nghĩa cùng những nghi lễ phép tắc cho các công chúa và cung phi. Tương truyền khi vào dạy trong cung, vua ban thơ chữ Hán bà đều họa được. Tuy vậy, các tác phẩm để lại của Bà Huyện Thanh Quan đều là thơ Nôm Đường luật, cho thấy bà đã đạt đến độ điêu luyện của thể loại này. Cùng với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa thơ Nôm Đường luật lên đến đỉnh cao, thoát khỏi cái cổ kính nặng về điển cố khi nghiêng về chữ Hán và vượt lên cái quê kệch trúc trắc khi nghiêng về tiếng Nôm. Giáo sư Phạm Thế Ngũ nhận xét trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (quyển hai): “Thơ luật đời Nguyễn Sơ, ở tác phẩm của hai nữ sĩ là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan, như vậy quả đã tiến đến cao độ mỹ diệu. Thơ Hồ Xuân Hương thiên về Nôm mà bóng bẩy, duyên dáng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thiên về Hán mà thanh thoát, nhẹ nhàng. Hồ Xuân Hương đại biểu cho cái tinh thần trào phúng bình dân vươn lên thể hiện một hình thức bác học. Bà Huyện Thanh Quan đại biểu cho cái tinh thần tao nhã nho sĩ kết tinh lại, cùng với tinh túy của Đường thi.” Sau đây, xin mời các bạn lắng nghe "Qua đèo Ngang," "Thăng Long thành hoài cổ," và "Chiều hôm nhớ nhà" qua giọng diễn ngâm của nghệ sĩ/họa sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.
More Episodes
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 19 ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe ba bài thơ trích trong tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật ký, tức Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh. Gồm 134 bài chữ Hán viết theo thể Đường luật, Nhật ký trong tù được Hồ Chí Minh sáng tác từ 29/8/1942 đến...
Published 11/27/22
Published 11/27/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 18 hôm nay, xin mời các bạn đến với hai bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng đậu Hoàng giáp tức Nhị...
Published 11/20/22