Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Listen now
Description
Các bạn thân mến, trong số phát sóng thứ 12 thuộc tháng vinh danh các nhà thơ nữ của Ng-Âm Thơ hôm nay, xin giới thiệu với các bạn thính giả nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Không có tư liệu cụ thể nào ghi lại về lai lịch của Hồ Xuân Hương trước sách Giai nhân di mặc ấn hành tại Hà Nội năm 1916 của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến. Dẫu nhất trí rằng Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, học giới vẫn còn tranh cãi về gia thế của bà. Theo Giai nhân di mặc, thân phụ Hồ Xuân Hương là sinh đồ Hồ Phi Diễn, người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nhưng học giả Trần Thanh Mại lại cho rằng bà là con gái ông Hồ Sĩ Danh, cũng người hương Quỳnh Đôi. Học giả Phạm Trọng Chánh khẳng định nguyên danh nữ thi sĩ là Hồ Phi Mai và bút hiệu bà là Cổ Nguyệt Đường. Hồ Xuân Hương được cho là có hai đời chồng nhưng đều không viên mãn, và tạ thế năm 1822. Hồ Xuân Hương sáng tác cả thơ chữ Hán và chữ Nôm, nhưng những thi phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của bà là thơ Nôm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú. Không ngoa khi nói rằng thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đấu tranh nữ quyền từ rất sớm: ngay giữa xã hội phong kiến hà khắc gia trưởng coi phụ nữ nói chung và cơ thể phụ nữ nói riêng là một món hàng thuộc sở hữu của đàn ông, Hồ Xuân Hương đã dõng dạc và thẳng thắn bày tỏ quan điểm và nguyện vọng về một mối quan hệ lứa đôi bình đẳng “chém cha cái kiếp lấy chồng chung.” Bà không ngại ngần phê phán hạng đàn ông phụ bạc, sở khanh và cảm thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bởi vậy, bà trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho hậu thế. Tên bà được đặt cho nhiều con phố ở các tỉnh thành lớn, thậm chí đặt cho Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt. Bài thơ "Bánh trôi nước" và "Tự tình II" được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn cấp THCS, còn bộ môn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương được giảng dạy cho sinh văn chuyên ngành văn học Việt Nam. Các tác phẩm lấy cảm hứng từ bà trở nên nổi tiếng có thể kể đến như truyện ngắn "Chút thoáng Xuân Hương" của Nguyễn Huy Thiệp và loạt hoạ phẩm Minh hoạ thơ Hồ Xuân Hương của Bùi Xuân Phái. Trong năm 2022 này, UNESCO sẽ kỷ niệm 250 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của danh nhân văn hoá Hồ Xuân Hương. Sau đây, sau "Lấy chồng chung," xin mời các bạn lắng nghe bài thơ "Không chồng mà chửa" qua giọng diễn ngâm của hoạ sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.
More Episodes
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 19 ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe ba bài thơ trích trong tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật ký, tức Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh. Gồm 134 bài chữ Hán viết theo thể Đường luật, Nhật ký trong tù được Hồ Chí Minh sáng tác từ 29/8/1942 đến...
Published 11/27/22
Published 11/27/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 18 hôm nay, xin mời các bạn đến với hai bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng đậu Hoàng giáp tức Nhị...
Published 11/20/22