Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
Listen now
Description
Trong số mở đầu của Ng-Âm Thơ hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe bài thơ "Hồ trường" của Nguyễn Bá Trác. Nguyễn Bá Trác từng biên soạn nhiều sách nhưng nổi tiếng nhất với tập Hạn Mạn Du Ký, tức ký sự chuyện đi chơi phiếm, trước viết bằng chữ Hán rồi sau ông tự dịch cả 14 chương sang Việt văn và đăng trên Nam Phong tạp chí từ số 38 đến số 43 vào năm 1920.  "Hồ trường," hay "Nam Phương ca khúc," xuất hiện trong chương 10, số 41, tháng 11 năm 1920, không phải bài thơ tác giả tự sáng tác, mà là bản dịch thơ bài ca phương Nam do người đồng hương cùng chí hướng ông gặp khi lưu lạc tại Thượng Hải cao hứng hát tại tửu lầu trong một buổi chiều ngà ngà say. Không lâu sau khi đăng, bản dịch đã trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới chí sĩ, bởi nó giãi bày nỗi lòng của người nam nhi "chí chưa thành, danh chẳng đạt" mà đành mượn rượu giải sầu. Bài thơ được chép lại nhiều lần nên có nhiều dị bản, sau đây là bản dịch được sử dụng trong số phát sóng này, do Họa sĩ Nguyễn Ngọc Dân diễn ngâm, Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Hà đệm đàn tranh, và Nghệ sĩ Lại Thanh Minh phối khí. Xin mời các bạn cùng thưởng thức. Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha hương. Trời Nam nghìn dặm thẳm, mây nước một màu sương. Chí chưa thành, danh chẳng đạt, trai trẻ bao lăm mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương. Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang ai người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường. Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu? Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng loạn. Rót về Tây phương, mưa Tây Sơn từng trận chứa chan. Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vì vụt cát chạy đá giương. Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng. Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
More Episodes
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 19 ngày hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe ba bài thơ trích trong tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật ký, tức Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh. Gồm 134 bài chữ Hán viết theo thể Đường luật, Nhật ký trong tù được Hồ Chí Minh sáng tác từ 29/8/1942 đến...
Published 11/27/22
Published 11/27/22
Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 18 hôm nay, xin mời các bạn đến với hai bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng đậu Hoàng giáp tức Nhị...
Published 11/20/22