Episodes
Từ bao đời nay, đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam luôn yêu, bảo vệ rừng. Với họ, rừng là cuộc sống, niềm vui, nơi sinh con đẻ cái, kiếm tìm kế sinh nhai. Bởi thế ở các huyện miền núi của Quảng Nam vẫn hiện hữu những cánh rừng già, nguyên sinh, đang trở thành các điểm du lịch trải nghiệm thú vị. Tác giả: DIÊN KHÁNHGiọng đọc: THU HÀ
Published 09/19/23
Published 09/19/23
Năm tháng đi qua, bao mùa hoa trái đi qua. Nhiều người trong chúng ta ra đi từ làng và trong tâm khảm không nguôi một nỗi nhớ khắc khoải về quê hương bản quán. Mỗi một con người với một miền ký ức riêng tư luôn run rẩy kiếm tìm những khoảnh khắc xưa cũ. Những xưa cũ ấy bắt nguồn từ làng, nơi ta sinh ra và đã được chôn núm rốn từ lúc chào đời trong một khu vườn có cây cà, cây cải. Như một quy luật, kỷ niệm thường lay thức nhiều hơn khi tuổi đời cao thêm. Trong không gian hoài niệm mênh mang...
Published 09/19/23
Nhiều người trẻ, sau một thời gian làm việc ở thành phố đã trở về quê hương xây dựng mô hình du lịch, không chỉ mở hướng phát triển kinh tế mới cho địa phương, mà còn lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng. Tác giả: VĨNH ĐĂNGGiọng đọc: THU HÀ
Published 09/19/23
Nhiều năm qua, dân làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đắk Đoa (Gia Lai) vẫn thường gọi ông Yôl bằng cái tên trìu mến: "Ông nông thôn mới". Với lòng nhiệt huyết và không ngừng cống hiến, ông Yôl luôn đồng hành cùng chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, với niềm ước mong góp phần làm cho cuộc sống của bà con trong xã ngày càng no ấm, sung túc hơn, đường làng, ngõ xóm xanh-sạch-đẹp. Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng” Tác giả: PHAN HÒA - NGUYỄN DIỆPGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 09/19/23
Cây xanh từ bao giờ đã trở thành một phần không thể thiếu hụt của không gian đô thị. Trong xã hội hiện đại, được chậm lại giữa phố đông náo nhiệt để "tan mình" trong sắc xanh miên man của những vòm cây, cũng hệt như có được một khoảng lặng để hồi sinh… Chuyên mục “Tìm trong Di sản” Tác giả: NAM NAMGiọng đọc: THU HÀ
Published 09/19/23
Là nhạc cụ có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống người Giẻ-Triêng ở Tây Nguyên, cây đàn M’bin puil giúp cho các chàng trai gửi gắm tâm tư tình cảm mong làm lay động và chinh phục được người con gái mà mình yêu thương. Và khi đã nên vợ chồng, M’bin puil lại mang đến niềm vui, hạnh phúc gia đình, những lúc tâm tình bên bếp lửa hồng sau những buổi lao động mệt nhọc. Tác giả: BÍCH NGỌ - THÙY DƯƠNGGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 09/19/23
Có lợi thế về nông nghiệp, nhưng chủ thể sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là các hộ gia đình, sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp đến nay còn chưa tương xứng tiềm năng. Để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, một trong những giải pháp hàng đầu chính là phát huy vai trò đầu tàu của các doanh nghiệp nông nghiệp. Tác giả: CAM LÂMGiọng đọc: THU HÀ
Published 09/14/23
Những tưởng theo xu thế phát triển, sự xâm lấn của đô thị, đời sống hiện đại lấn át, khiến nét đẹp làng quê thôn dã, tinh hoa văn hóa làng cứ thế mai một. May thay, còn nhiều lắm tấm lòng yêu thương quê kiểng, nhận thấy giá trị trường tồn của làng Việt - văn hóa Việt mà cặm cụi, mỗi người một cách, góp vào việc giữ gìn những giá trị đặc sắc ấy giữa bối cảnh mới. Chuyên đề: Tôn bồi "bệ đỡ" văn hóa làng - Kỳ 2 Tác giả: KHÚC HỒNG THIỆNGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 09/14/23
Thời gian qua, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như "phao cứu sinh" tiếp sức cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tác giả: LÂM QUANG HUYGiọng đọc: THU HÀ
Published 09/14/23
Ở huyện Văn Chấn (Yên Bái), nhiều người biết cô giáo dân tộc Tày Hà Thị Huyền, dạy Trường trung học cơ sở Cát Thịnh. Cô là người có trái tim nồng ấm, không chỉ dạy con chữ mà còn góp phần thắp sáng tinh thần "tương thân, tương ái", lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng. Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng” Tác giả: THANH SƠNGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 09/14/23
Sẽ có một lần, mà cũng có thể nhiều hơn, tôi đưa con mình đến chốn này. Không bài học lịch sử nào về lòng tự hào dân tộc mà chúng có được từ những trang sách so sánh được với cảm giác ngập tràn biết ơn và kiêu hãnh, khi đứng dưới bầu trời nắng lửa gay gắt ở đây, nhìn ra mênh mông sông lớn, dưới chân tượng đài của ba vị anh hùng dân tộc. Tôi sẽ đọc cho bọn trẻ nghe, tại đây, câu đối nổi tiếng trong giai thoại về Giang Văn Minh bất khuất: "Đằng giang tự cổ huyết do hồng". Chuyên mục “Tìm trong...
Published 09/14/23
Lễ mừng mùa lúa mới của đồng bào Xơ Đăng tại các tỉnh Tây Nguyên diễn ra hằng năm, sau vụ lúa rẫy thu đông cho nên thường tổ chức vào đầu năm mới dương lịch. Do tín ngưỡng tôn trọng thần linh nên buôn làng tổ chức rất cẩn thận theo lệ đã diễn ra hàng trăm năm trước. Tác giả: MY ANHGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 09/14/23
Bên cạnh các chiến lược, chính sách, nguồn lực chăm lo mang tính quyết định từ Nhà nước, sự đầu tư của xã hội nói chung cũng như nhận thức của mỗi gia đình, cá nhân nói riêng - về việc nâng cao tầm vóc, cải thiện chiều cao bằng cách tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao - đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Tác giả: MINH PHÚGiọng đọc: THU HÀ
Published 09/07/23
Trong truyền thống văn hóa của người Việt hàng nghìn năm qua, đời sống tín ngưỡng hình thành và phát triển vô cùng phong phú, đa dạng. Xuyên suốt trong truyền thống đó là tâm thức văn hóa dân gian, mềm mại nhưng vô cùng bền bỉ, làm nên những yếu tố đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Đó là thế giới quan gắn bó với thiên nhiên, nhân sinh quan coi trọng tình nghĩa, coi trọng cội nguồn, đề cao lòng biết ơn và hiếu đạo,… Chuyên đề: Tôn bồi "bệ đỡ" văn hóa làng - Kỳ 2 Tác giả: LÂM PHƯƠNGGiọng đọc:...
Published 09/07/23
Kiều hối là một trong những nguồn lực tài chính quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu, lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so các năm trước. Tác giả: BÌNH ANGiọng đọc: THU HÀ
Published 09/07/23
Xã Lăng thuộc huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nơi đây dân tộc Cơ Tu chiếm tới 95% số dân. Những năm qua, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của chính quyền cơ sở và lực lượng chức năng, đặc biệt không thể thiếu vai trò của các già làng, đời sống bà con từng bước khởi sắc. Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng” Tác giả: THÀNH NAMGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 09/07/23
Huế có bao nhiêu thức quà? Chỉ riêng loại quà ngọt để dùng tráng miệng sau bữa ăn chính, hoặc để dùng kèm khi uống trà, như: chè, bánh, kẹo… cũng đã thật phong phú, khó ai có câu trả lời chính xác. Dẫu chỉ gặp một người Huế bình dị, bất kỳ, ta cũng có thể biết thêm bao câu chuyện về các thức quà, đến độ cảm thấy như mỗi người Huế đều có trong tiềm thức sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ để khi có duyên, có dịp, họ sẽ làm quà Huế đẹp thêm. Chuyên mục “Tìm trong Di sản” Tác giả: LAM NGHIGiọng đọc: THU HÀ
Published 09/07/23
Tó mák lẹ là một trò chơi dân gian phổ biến, mang đậm bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Sơn La được lưu truyền, gìn giữ như một nét văn hóa riêng, độc đáo bao đời nay. Các dịp lễ, Tết, ngày hội văn hóa, ngày đoàn kết toàn dân, mừng nhà mới, đám cưới,... mọi người lại cùng nhau vui chơi tó mák lẹ, tạo gắn kết cộng đồng. Tác giả: THU THẢO - HẢI HÀGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 09/07/23
Nhiều năm qua, các mô hình sinh kế theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu ở Lai Châu, hay Sơn La, đã giúp nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc và góp phần bảo vệ môi trường. Tác giả: THIÊN ĐĂNGGiọng đọc: THU HÀ
Published 08/29/23
Văn hóa làng đang ở một vị trí có phần ẩn khuất trước những tác động mạnh mẽ, sâu sắc từ sự phát triển của đời sống kinh tế-xã hội. Dù vậy, nhìn sâu vào những vận động lặng thầm, bền bỉ của văn hóa, dấu ấn làng vẫn thật sự đậm nét, có mối quan hệ chặt chẽ, mang tính nền tảng với những thay đổi và phát triển. Chuyên đề: Tôn bồi "bệ đỡ" văn hóa làng - Kỳ 1 Tác giả: NGÔ PHƯƠNG THẢOGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 08/29/23
Bằng nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể ở địa phương, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hà Nam thường xuyên quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của đồng bào các tôn giáo. Tác giả: ĐÀO PHƯƠNGGiọng đọc: THU HÀ
Published 08/29/23
Từ danh hiệu thủ khoa đại học đến tấm bằng tiến sĩ danh giá, Hoàng Thị Hạnh Trang đã trở thành một tấm gương trong cộng đồng du học sinh tại Trung Quốc, có nhiều đóng góp thiết thực cho việc lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng” Tác giả: HỮU HƯNGGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 08/29/23
Phố Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội), cũng như phố Hàm Tử Quan chạy song song, hay những tên phố Tây Kết, Bạch Đằng, Vân Đồn… gần đó, hiển nhiên được đặt để gợi nhớ đến các chiến công oanh liệt của một thuở hào hùng xưa, "vua tôi một lòng, anh em hòa mục, cả nước gắng sức"… Chuyên mục “Tìm trong Di sản” Tác giả: ĐÔNG PHONGGiọng đọc: THU HÀ
Published 08/29/23
Theo tiếng Khmer, "Chầm riêng" nghĩa là hát còn "chà pây" là tên gọi của cây đàn. Đã từ lâu, Chầm riêng chà pây luôn là một phần trong bữa tiệc tinh thần không thể thiếu sau những ngày làm đồng vất vả của cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Tác giả: QUỐC ĐẠT - HẢI HÀGiọng đọc: HẠNH HOA
Published 08/29/23