Mô hình kinh tế Việt Nam chưa hẳn có hấp lực với Bắc Triều Tiên
Listen now
Description
Sau khi đạt được mục tiêu đầu tiên trong chiến lược « Byongjin – Song tiến », được tiến hành từ năm 2013: đó là sở hữu năng lực hạt nhân, giờ đây, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un muốn tập trung phát triển kinh tế, đồng thời vẫn duy trì được chế độ độc tài cai trị. Không ít chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể là một mô hình cho Bắc Triều Tiên noi theo. Nhưng cũng có những ý kiến khẳng định Bình Nhưỡng có mô hình phát triển riêng và Bắc Triều Tiên chỉ học tập kinh nghiệm của Việt Nam trên một số lĩnh vực nào đó. Ngày 27/04/2018, tại thượng đỉnh Liên Triều lần thứ I giữa Kim Jong Un và Moon Jae In, lãnh đạo Bắc Triều Tiên từng thổ lộ rằng ông rất quan tâm đến chính sách mở cửa từng bước do Hà Nội tiến hành từ năm 1986. Tháng 7/2018, trên đường đến Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có phát biểu : « Nhìn vào sự thịnh vượng hiện nay của Việt Nam và mối quan hệ đối tác của Mỹ với nước này, tôi muốn nói với lãnh đạo Kim Jong Un là tổng thống Donald Trump tin rằng đã đến lượt đất nước của ông có thể đi theo con đường này nếu như ông nắm lấy được cơ hội ». Trong bối cảnh thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 27-28/02, nhiều nhà phân tích nói đến việc Bắc Triều Tiên rất có thể lấy cảm hứng từ chính sách « Đổi Mới » mà đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra từ năm 1986, từng bước chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa, chỉ đạo từ trung tâm của Liên Xô trước đây sang nền kinh tế thị trường mà ở đó các doanh nghiệp Nhà nước chiếm vị trí thống lĩnh. Theo quan sát và nhận định của một số chuyên gia nước ngoài đã tới Bắc Triều Tiên trong những năm vừa qua, chính quyền Bình Nhưỡng tuy vẫn duy trì hệ thống kế hoạch hóa tập trung và kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, nhưng đồng thời đã thử nghiệm một số cải cách phát triển kinh tế theo hướng thị trường. Năm 2016, kinh tế Bắc Triều Tiên có đã có tốc độ phát triển nhanh nhất trong vòng 17 năm qua. Và dường như lần đầu tiên thu nhập bình quân đầu người ở Bắc Triều Tiên vượt ngưỡng 1000 đô la. Theo bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc, Bắc Triều Tiên vẫn nằm trong số các quốc gia có mức thu nhập bình quân thấp nhất thế giới. Năm 2017, tăng trưởng kinh tế của nước này dao động trong khoảng 4% (số liệu của Ngân Hàng Trung Ương Hàn Quốc) – 4,9% (số liệu của Bắc Triều Tiên). Nông nghiệp chiếm khoảng 25% tỷ trọng GDP, trong khi công nghiệp, chủ yếu sản xuất vũ khí, 41% và khu vực dịch vụ 33,5%. Đây chính là một trong những điểm khác biệt lớn giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam. Chính quyền Hà Nội tiến hành mở cửa vào lúc nền kinh tế kiệt quệ, trong khi mà tại Bắc Triều Tiên hiện nay đời sống người dân đã khá hơn nhiều như nhận xét của ông Théo Clément, chuyên gia địa kinh tế, hiện đang giảng dậy tại trường King's College, Luân Đôn. Trả lời RFI Tiếng Việt qua thư điện tử, chuyên gia Clément cho biết : « Mặc dù có các trừng kinh tế rất hà khắc của quốc tế - nhưng Trung Quốc ít thực hiện - nền kinh tế Bắc Triều Tiên vẫn hoạt động tốt, không
More Episodes
Cuộc họp thượng đỉnh bốn nước Pháp, Đức, Nga và Ukraina theo « Công thức Normandie » tổ chức tại Paris nhằm tìm kiếm một giải pháp chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraina kết thúc tối khuya 09/12/2019. Paris và Matxcơva cùng nói là có những tiến bộ. Nhưng theo giới quan sát, đường đi đến hòa bình cho...
Published 12/12/19
Ngày 01/12/2019, Nghị Viện Irak chấp thuận đơn từ chức của thủ tướng Adel Abdel Medhi, sau hai tháng người dân Irak nổi dậy chống chính quyền. Hơn 400 người chết và gần 15.000 người bị thương trong các cuộc đối đầu giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Vì sao Irak lại rơi vào thảm trạng này?
Published 12/05/19