Description
Được thành lập cách nay hai thập niên và sau 16 năm hoạt động, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI) trong thời gian gần đây bị cáo buộc là thiếu năng lực, không công minh, một công cụ chính trị của các cường quốc.
Ngược dòng thời gian, tại Hội nghị Roma, Ý, diễn ra từ ngày 15/02 - 17/07/1998, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Quy chế Roma, một hiệp định quốc tế cho phép thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế - CPI. Văn bản này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2002 sau khi đã được 60 quốc gia phê chuẩn. Và tính đến ngày 04/03/2016, Quy chế Roma đã được 123 trong tổng số 193 thành viên Liên Hiệp Quốc phê chuẩn và chấp nhận thẩm quyền của định chế tư pháp quốc tế này.
CPI : Tư Pháp của người « Da Trắng »
Sự ra đời của CPI đã làm dấy lên nhiều hy vọng : Một nền tư pháp quốc tế công minh, xét xử thủ phạm các vụ diệt chủng, tội ác chiến tranh hay tội ác chống nhân loại, bất kể đó là lãnh đạo cao cấp quân sự hay là nguyên thủ quốc gia. Thế nhưng, sau 16 năm hoạt động chính thức, CPI bị lên án là phân biệt đối xử : Những nước bị nhắm đến trong các cuộc điều tra quốc tế đa phần là các nước nghèo, tư pháp yếu kém.
Theo Le Monde Diplomatique, tính đến năm 2015, các thủ tục tố tụng chủ yếu nhắm vào các nước châu Phi. Chính trong bối cảnh này, Liên Hiệp Châu Phi trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 31/01/2016 đã thống nhất thảo luận ý tưởng cùng rút tập thể ra khỏi CPI. Vậy vì sao định chế tư pháp quốc tế này bị mất uy tín đến như vậy ?
Trả lời câu hỏi này, bà Stéphanie Maupas, nhà báo tại La Haye, chuyên gia về CPI, trong chương trình Địa Chính Trị trên đài RFI, cho rằng đã đến lúc CPI phải tiến hành cải tổ :
« Tòa Án Hình Sự Quốc Tế - CPI vẫn hoạt động, vẫn tồn tại. Tòa đã mất đi nhiều độ tin cậy và đây là điều khá ngạc nhiên. Bởi vì định chế này ra đời với một sự tin tưởng rất lớn. Thế nhưng, cùng với thời gian, Tòa đã làm mất lòng tin. Tuy vẫn tồn tại, nhưng rõ ràng người ta lo lắng cho số phận của CPI, bởi vì dù sao, định chế này ít ra vẫn mang tính biểu tượng. CPI cần phải cải tổ, thay đổi đường hướng xét xử hình sự để lấy lại một chút lòng tin và khắc phục sự khiếm khuyết hiện nay. »
Về phần mình, ông Juan Branco, luật sư và tác giả cuốn sách L'Ordre et le Monde : Critique de la Cour penale Internationale (Tạm dịch là Trật tự và Thế giới : Phê phán Tòa Án Hình Sự Quốc Tế), từng có một thời gian làm việc tại CPI, đã chỉ trích gay gắt và giải thích vì sao nhiều người nghĩ rằng định chế này đại diện cho một nền tư pháp của người da trắng và chủ nghĩa thực dân mới.
« Tôi rất phê phán Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Không phải vì định chế này phân biệt chủng tộc, mà ngược lại, cách thức hành xử của một số chưởng lý đã làm cho người ta nghĩ một cách vô thức rằng châu Phi là một sân chơi, nơi luyện tập của CPI. Chưởng lý đầu tiên của CPI là Luis Moreno-Ocampo đã công khai nói đến điều này. Ông ta có suy nghĩ là phải làm sao bảo đảm cho CPI nhanh chóng hoạt động tại những nước mà chủ quyền quốc gia tương đối yếu kém. Có như vậy, CPI có thể ho
Cuộc họp thượng đỉnh bốn nước Pháp, Đức, Nga và Ukraina theo « Công thức Normandie » tổ chức tại Paris nhằm tìm kiếm một giải pháp chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraina kết thúc tối khuya 09/12/2019. Paris và Matxcơva cùng nói là có những tiến bộ. Nhưng theo giới quan sát, đường đi đến hòa bình cho...
Published 12/12/19
Ngày 01/12/2019, Nghị Viện Irak chấp thuận đơn từ chức của thủ tướng Adel Abdel Medhi, sau hai tháng người dân Irak nổi dậy chống chính quyền. Hơn 400 người chết và gần 15.000 người bị thương trong các cuộc đối đầu giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Vì sao Irak lại rơi vào thảm trạng này?
Published 12/05/19