Có đáng tin vào Taliban để Mỹ đàm phán về hòa bình cho Afghanistan?
Listen now
Description
Một ngày trước khi Washington và lực lượng Taliban phải trở lại cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một tiến trình hòa bình cho Afghanistan, một căn cứ quân sự Mỹ tại Afghanistan đã bị phe nổi dậy này tấn công hôm 01/03/2019. Theo giới chuyên gia, vụ việc đã đặt các nhà đàm phán Mỹ trước một trong những thách thức lớn : phe Taliban có đáng tin cậy hay không ? Vòng đàm phán thứ 5 giữa Mỹ và quân Taliban bắt đầu từ ngày 25/02/2019, tại Doha, thủ đô Qatar, với nội dung chính là việc rút quân Mỹ ra khỏi lãnh thổ Afghanistan. Điều đáng chú ý và gây quan ngại là chính quyền Kabul hoàn toàn vắng mặt trong các cuộc thương lượng. Liệu có thể có được một nền hòa bình mà không cần đến sự tham gia của người dân Afghanistan ? Tại sao sự hiện diện của Mỹ tại Afghanistan lại là một lá bài của Washington để thương thuyết với quân Taliban ? Liệu người ta có thể tin tưởng vào phe Taliban hay không ? Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 21/12/2018, tuyên bố muốn hồi hương « một nửa quân số (14.000) lính Mỹ » đang có mặt tại Afghanistan. Đương nhiên, tuyên bố này không gây ngạc nhiên vì ông chỉ nhắc lại lời hứa trong quá trình vận động tranh cử tổng thống. Đối với tổng thống Donald Trump, cuộc chiến tại Afghanistan chỉ gây « tốn kém », không mang lại lợi ích gì cho nước Mỹ. Thực ra, sau 17 năm can thiệp quân sự mà không mang lại kết quả như mong muốn, chính quyền Washington nhận thấy rằng việc tăng cường quân số và tiếp tục dấn thân quân sự tại Afghanistan – mà phần lớn dân Mỹ và những cử tri ủng hộ ông Donald Trump đều phản đối – cũng không thể nào đẩy lùi được quân nổi dậy Taliban. Afghanistan : Một Việt Nam thứ hai Từ nhiều tháng nay, Washington và đại diện của phe nổi dậy Taliban, từng lãnh đạo Afghanistan trong giai đoạn 1996 -2001, đã nối lại các cuộc đàm phán, tìm kiếm một thỏa thuận nhằm chấm dứt một cuộc xung đột dài nhất mà Mỹ can dự. Nếu như cuộc đàm phán hồi tháng Giêng kết thúc với việc đúc kết một « bản phác thảo thỏa thuận » thì nội dung cụ thể các cuộc hiện vẫn còn mập mờ. Washington thừa nhận đây mới chỉ là bước khởi đầu của một tiến trình dài và còn nhiều trắc trở. Đặc sứ Mỹ về Afghanistan, Zalmay Khalilzad, dù tỏ ra lạc quan, cho rằng các cuộc đàm phán đều « mang lại kết quả », « có tiến bộ » nhưng vẫn dè dặt tuyên bố còn « nhiều việc phải làm ». Ông nhắc lại mục tiêu chính của các cuộc đàm phán là tái lập hòa bình cho đất nước Afghanistan. « Mục tiêu của tôi không phải là đạt được một thỏa thuận về việc rút quân mà là một thỏa thuận tái lập hòa bình, bởi vì thỏa thuận này sẽ cho phép rút quân Mỹ. Chúng tôi đã đạt được một số thỏa thuận về nguyên tắc với Taliban liên quan đến các khuôn khổ bảo đảm, cơ chế kiểm soát để không cho một tổ chức khủng bố nào lợi dụng các vùng mà chúng kiểm soát tại Afghanistan để chống lại các lợi ích của Hoa Kỳ, các đồng minh và bất kỳ nước nào. » Tuy nhiên trong vòng đàm phán lần thứ 5, có một dấu hiệu mới thu hút sự chú ý của giới chuyên gia. Lần đầu tiên, trong phái đoàn của phe Taliban, có sự hiện diện của ôn
More Episodes
Cuộc họp thượng đỉnh bốn nước Pháp, Đức, Nga và Ukraina theo « Công thức Normandie » tổ chức tại Paris nhằm tìm kiếm một giải pháp chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraina kết thúc tối khuya 09/12/2019. Paris và Matxcơva cùng nói là có những tiến bộ. Nhưng theo giới quan sát, đường đi đến hòa bình cho...
Published 12/12/19
Ngày 01/12/2019, Nghị Viện Irak chấp thuận đơn từ chức của thủ tướng Adel Abdel Medhi, sau hai tháng người dân Irak nổi dậy chống chính quyền. Hơn 400 người chết và gần 15.000 người bị thương trong các cuộc đối đầu giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Vì sao Irak lại rơi vào thảm trạng này?
Published 12/05/19