Episodes
Con đường của sự buông xả là con đường biết tiếp nhận, biết nói vâng đối với cuộc sống. Trước hết, ta ý thức rằng ta đã tiến đến ngay sát bờ mé của mình, tất cả những gì trong ta đều đang chống lại, đang nói không, và chính ngay ở điểm đó ta thực tập mềm dịu. Lúc đó là một cơ hội để ta thực tập tâm từ đối với chính mình, nó sẽ mang lại cho ta một thái độ vui tươi và cởi mở - biết vui đùa như một con chim trước một cơn gió lớn.
Published 05/16/24
o Công Thức của Khổ đau: S = P x R Suffering (Khổ) = Pain (Đau) X Resistance (Kháng cự). Ví dụ, từ 0 đến 100, ta cảm nhận cái đau (pain) là 75 Nếu như sự Kháng cự (Resistance) của ta là 10, thì cái Khổ (Suffering) là 750 Còn như sự Kháng cự (Resistance) của ta là 50, thì cái Khổ (Suffering) sẽ là 3,750 Và nếu như sự Kháng cự (Resistance) của ta là 0, thì cái Khổ (Suffering) sẽ là 0 o Công thức của Hạnh phúc H = P / W Happiness (Hạnh Phúc) = Pleasure (Niềm vui) / Wanting (Ham muốn). Ví dụ,...
Published 05/16/24
Published 05/16/24
Bức tranh này Hakuin vẽ từ công án thứ 38 trong Vô Môn Quan. Một con trâu nhảy qua khung cửa sổ nhỏ bé, đầu sừng, thân, bốn chân đều vượt qua hết. Nhưng chỉ kẹt lại cái đuôi không qua được. Tại sao vậy?Con Trâu qua được hết mà chỉ còn có chút xíu cái đuôi đó thôi mà không qua được. Và cả thân đầu chân gì đều bị mắc kẹt lại, cũng tại cái đuôi đó! ­ Trong cuộc sống, nhiều khi điều đơn giản nhất lại là việc khó làm nhất, một lời tha thứ lại là lời khó nói nhất. Cái nhỏ nhất đôi khi lại là điều...
Published 05/16/24
Vầng trăng vừa lên sau dãy núi phía đông. Cụ già và đứa bé rửa những củ khoai. Trong tranh, có một cụ già và đứa bé rửa những củ khoai nước (taro root) bằng hai cây xào và thùng nước trong một ngày mùa thu, bên cạnh một dòng suối. Trong phút chốc, cả hai chợt dừng lại, để ông lão có thể ngước nhìn lên ngắm một vầng trăng thu thật đẹp. ­ Trong cuộc sống bận rộn hằng ngày, thỉnh thoảng ta nên dừng lại mà nhìn thấy cái hay đẹp có mặt chung quanh mình. Dầu hoàn cảnh ta có như thế nào, cũng có...
Published 05/16/24
Trong bức tranh này Hakuin vẽ ngọn núi hình một con chim ưng lớn, tượng trưng cho núi Linh Thứu, Vulture Peak, nơi Phật giảng kinh Pháp Hoa. Và bên dưới là một làng đánh cá nhỏ với dăm ba mái nhà nằm rải rác, với những chiếc thuyền chài, biểu tượng cho một đời sống bình thường. Trên tranh ông viết, “Nếu bạn nhìn lên, núi Linh Thứu. Nếu bạn nhìn xuống, những chiếc thuyền đánh cá bên ngôi làng Shigeshishi nhỏ.” Những lời dạy của đức Phật, dầu cao xa đến đâu nhưng bao giờ cũng đang có mặt...
Published 05/16/24
Ehipasiko. Trở về với cái biết, trạng thái nào đang có mặt trong thân tâm. Trở về để thấy, không có nghĩa là thấy ai làm cho mình giận, hay là để thấy một đóa hoa đẹp, trời xanh mây trắng... mà là thấy mình cảm giác như thế nào, cảm xúc như thế nào, mình đang biết cái gì, có tâm gì... Trở về ở đây là trở về với thân, thọ, tâm, pháp, như chúng đang là.
Published 05/16/24
1. Đâu là pháp tánh như chân như thật chỉ thực chứng chứ không thể can thiệp được. Ví dụ: Pháp vận hành theo luật nhân quả tự nhiên. Sanh, lão, bệnh, tử, 4 mùa thay đổi. Tham, sân nó khởi lên, sanh diệt như thế nào. 2. Đâu là pháp duyên khởi tương đối để tuỳ duyên đối trị hay ứng xử cho đúng tốt. Ví dụ: Gặp nghịch cảnh nếu tránh được thì tránh, cần giải thích thì giải thích… ứng xử cho hợp thời, hợp lý, với tâm rộng mở. Hể bệnh thì đừng ra mưa, khỏe thì có thể làm việc nặng được. 3. Đâu...
Published 05/16/24
Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy) Trường Bộ Kinh. Digha Nikaya. 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn. (Mahàparinibbàna sutta) “Trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời...
Published 05/16/24
Chuyển hóa khổ đau quá khứ trong hiện tại. Khổ đau trong hiện tại là một cái thực, nhưng cái tưởng của ta về nguyên nhân trong quá khứ có thể chỉ là ảo.
Published 05/16/24
Một cái thấy trong sáng phát xuất từ một tánh biết tự nhiên, chứ không phải do một sự tìm kiếm chủ quan nào hết. Những phương pháp thực tập đều có giới hạn và chỉ để giải quyết một vấn đề cục bộ nào đó.
Published 05/16/24
Ta là những dòng nước xoáy. Eddies in the stream. 1. Tách rời ra khỏi dòng chảy tự nhiên. Separate itself from the flowing stream 2. Trở thành giới hạn và nhỏ bé. Becomes narrow and limited. 3. Tưởng là cố định và không thay đổi. Think it is fixed and unchanging. 4. Tất cả chỉ là tạm thời. It can disappear in an instant
Published 05/16/24
Bài thơ diễn tả một sự xung đột trong nội tâm, an inner struggle, muốn tìm hiểu những nội kết, những bóng tối sâu kín trong ta, nhưng lại cảm thấy sợ hãi và muốn tránh né. Tác giả quan sát một cuộc xung đột, mâu thuẩn trong nội tâm của mình – một niềm thán phục trước sự uy nghiêm, vẽ đẹp của con rắn, chống lại với thành kiến sẳn có “a human education”, là muốn tiêu diệt một mối đe dọa nguy hiểm. Và cuối cùng anh ta bất lực, và để cho thành kiến, cái chấp, “my human education” sai xử mình....
Published 05/16/24
Chân đế thứ Ba Rưỡi là “Khổ đau có thể chăm sóc được (manageable).” Mặc dù đức Phật có dạy là ta có thể chấm dứt được khổ đau, (Chân Đế Thứ Ba), nhưng có thể ta chưa đạt đến trình độ ấy. Nhưng dù vậy ta cũng vẫn có thể đối trị được khổ đau một cách tốt lành hơn. Và vì biết rằng ta có thể săn sóc được khổ đau của mình, ta cũng không còn sợ hãi những đau đớn như khi trước.
Published 05/16/24
Vẫn Là Nhiệm Mầu. Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên. Tác giả đọc. ► Blogs: http://nguyenduynhien.blogspot.com/ ► Facebook: https://www.facebook.com/NguyenDuyNhien.NDN ► Youtube: https://www.youtube.com/c/minhtanhnguyenduynhien
Published 11/27/23
Bụi Đừng Xoa Đừng Phủi. Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên. Tác giả đọc. ► Blogs: ⁠http://nguyenduynhien.blogspot.com/⁠ ► Facebook: ⁠https://www.facebook.com/NguyenDuyNhien.NDN⁠ ► Youtube: ⁠https://www.youtube.com/c/minhtanhnguyenduynhien
Published 10/21/23
Thế nào là thực tại đang là?
Published 09/20/23
Thiền sư Hakuin Ekaku thường được dịch là Bạch Ẩn Huệ Hạc. Những bài pháp của Ngài Hakuin thường được biểu hiện qua những tranh vẽ và thư pháp của ông. Ông dùng những tranh vẽ như là một phương tiện truyền pháp và giảng dạy Thiền, “visual sermons”, cho những người không biết nhiều về kinh điển hay là văn tự. Thiền Sư Bạch Ẩn chủ trương thiền tập và tuệ giác phải được khám phá ngày trong đời sống, trong những sinh hoạt hằng ngày của ta, chứ không phải trong sự tĩnh lặng. Có lần có người hỏi...
Published 09/03/23
Bốn Sự Thật (The 4 Noble Truths) là lời hướng dẫn thực hành chứ không phải sự thật tuyệt đối. Khi học Phật chúng ta xem những giáo lý như là Rebirth, Tái sinh, Karma, Nghiệp quả, Tánh Không, Vô ngã… như là những lý thuyết trừu tượng, siêu hình (metaphysic)… Nhưng rồi nhiều khi ta cũng xem chúng như là sự thật tuyệt đối, mà quên rằng đó là những lời hướng dẫn cụ thể để ta trải nghiệm, thực hành. Thay vì xem những lời Phật dạy như là những sự thật mà ta cần phải đạt đến hay tìm học, ta hãy...
Published 09/03/23
The construction of an experience. Sự Hình Thành Của 1 Kinh Nghiệm Trình bày sự hình thành của một kinh nghiệm qua quá trình của: xúc (contact) → thọ (feelings) → tưởng (perception) → hành (mental formation) Thế giới chung quanh là một ý niệm chủ quan của mỗi người chúng ta. Ta tạo nên thế giới của mình trong mỗi giây phút qua sự tiếp xúc của mình qua 6 giác quan. Tuy cũng cùng một đối tượng, nhưng cái thấy, cái nghe, cái nhận thức của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Nói một cách khác...
Published 09/02/23
Xem trên Youtube: https://youtu.be/EdmALBHHWA4 03 - Con đường chân thật. The path of self-honesty. Con đường chữa lành đòi hỏi một sự chân thật với chính mình. Ta không phải chỉ dính mắc vào hạnh phúc, mà còn là vào chính khổ đau của mình nữa. Nếu như ta không thấy ra những dính mắc, ghét bỏ ấy thì ta không thể nào thật sự chuyển hóa được. Cũng như một chiếc bè muốn đi qua bờ bên kia, thì ta phải biết mở dây cột vào bến. Đó là một thái độ thành thật với mình. Đôi khi những khó khăn, phiền...
Published 09/01/23
Xem trên Youtube: https://youtu.be/HFjupVueUgA 04 - Con đường bao dung. The path of mindful-kindness. Sự bao dung (mindful-kindness) là khả năng có mặt với những gì xảy ra mà không phê phán. Tình thương là một tâm mát mẻ có một năng lượng chữa lành rất lớn. Trong sự bao dung có một thái độ rộng mở, chấp nhận và tha thứ, ngay cả những phiền não của chính mình. Đôi khi trong những hoàn cảnh khó khăn, tình thương và sự cảm thông lại có cơ hội được phát huy. Chỉ cần ta biết mở lòng ra, bớt ôm...
Published 09/01/23