Episodes
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), kích thích là những hành động hoặc quá trình làm tăng mức độ hoạt động của sinh vật. Hiểu một cách đơn giản hơn , kích thích chính là tình huống của môi trường hoặc một điều kiện xuất hiện bên trong cơ thể sinh vật. Bằng một cách muốn hay không muốn, những kích thích này sẽ luôn tác động vào chúng ta và khiến chúng ta hành động, tức là phản ứng (Reaction). Phản ứng là kì một phản hồi của tuyến, cơ, thần kinh đối với một kích thích (APA Dictionary of...
Published 07/20/24
Thuật ngữ “nghiện” chắc cũng không quá xa lạ với nhiều người. Nếu hiểu theo nghĩa thông thường, nghiện là việc ta không thể ngừng thực hiện các hành vi hay suy nghĩ ám ảnh về một điều gì đó, bất chấp những hậu quả nặng nề mà nó mang lại. Theo từ điển tâm lý học APA, nghiện là trạng thái phụ thuộc về tâm lý hoặc thể chất (hoặc cả hai) vào những chất như rượu, ma túy và đôi lúc cũng được dùng để ám chỉ những rối loạn về hành vi chẳng hạn như: tình dục, sử dụng internet hay trộm cắp. 
Published 07/20/24
🔍 Series Podcast "Inside PsyMe" là nơi chúng mình sẽ bật mí những câu chuyện đầy cảm hứng từ chính các thành viên của PsyMe. "Inside PsyMe" được tạo ra để khoảng cách giữa cộng đồng với đội ngũ PsyMe trở nên gần gũi hơn bao giờ hết, giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc và các cá nhân trong dự án. Series sẽ giới thiệu về các thành viên đầy nhiệt huyết, hành trình của họ trong lĩnh vực tâm lý học và những đóng góp của họ cho cộng đồng. Mỗi tập podcast sẽ là một cuộc trò chuyện chân thành, mang...
Published 07/14/24
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, hòa chung nhịp đập với dòng chảy thời gian mọi thứ xung quanh ta đều có những mặt tích cực và tiêu cực song hành cùng nhau. Có lẽ, bất kể điều gì xảy ra cũng đều có những mặt trái, mặt phải, từng góc  độ riêng của chúng. Chỉ là đôi lúc ta thường bỏ lỡ cơ hội nhìn nhận mọi thứ một cách toàn diện, ta thường xuyên chăm chú vào những yếu, những góc độ chỉ mang hơi hướng của sự tiêu cực bủa vây. Mà đôi lúc quên rằng thật ra trong vô số những tiêu cực vẫn đang có...
Published 07/13/24
Chúng ta vẫn thường gặp phải tình huống này: dù đã cẩn thận và tỉ mỉ hết sức, vẫn có lúc ta viết sai chữ, thậm chí là những chữ cực kỳ quen thuộc trong cuộc sống thường ngày.Ngoài ra, chắc hẳn bạn cũng hay gặp phải tình huống khi viết lại một chữ nhiều lần, cuối cùng bạn lại thấy chữ đó nhìn hơi lạ mắt, đồng thời nảy sinh cảm giác hoài nghi rằng liệu mình viết có thật sự đúng hay không.Có một thử nghiệm như sau: yêu cầu các sinh viên viết một chữ liên tục năm mươi lần với tốc độ nhanh nhất....
Published 07/13/24
Bạn có bao giờ nghe nói rằng việc chơi game bạo lực dẫn đến hành vi hung hăng ở trẻ em? Đây là một ví dụ điển hình gây tranh cãi trong lĩnh vực tâm lý học, thường được trích dẫn để minh chứng cho mối liên hệ giữa tương quan và nhân quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối tương quan, liên hệ giữa việc chơi game bạo lực và hành vi hung hăng, nhưng liệu điều đó có nghĩa là chơi game bạo lực gây ra hành vi hung hăng không? Đây là một câu hỏi quan trọng và việc hiểu rõ sự khác biệt giữa...
Published 07/06/24
Nhiều người có thể từng tự hỏi liệu tiền bạc có thể mua được hạnh phúc hay không? Có lẽ câu trả lời phổ biến nhất là “tiền không phải tất cả”. Nhưng liệu điều đó có đúng? Hãy tưởng tượng bạn trúng số độc đắc hàng triệu USD. Cảm giác ban đầu chắc chắn là vui sướng và phấn khích. Nhưng liệu những đồng tiền ấy có thực sự mang lại hạnh phúc lâu dài cho bạn?
Published 07/06/24
Để có thể tập trung học tập một cách hiệu quả trước hết chúng ta cần một sự tỉnh táo (alertness) nhất định bởi vì khi quá mệt mỏi hay gặp stress, khả năng tập trung của con người bị giảm xuống rất nhiều. Sự tỉnh táo này có thể được kích thích bằng việc sử dụng các loại thức uống có chứa caffeine (như trà, cà phê,..) hoặc áp dụng phương pháp super oxygenation breathing bằng cách giữ thời gian hít vào lâu hơn thở ra. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, chúng ta có thể áp dụng phương pháp NSDR (được đề...
Published 06/29/24
Kendo là một môn võ truyền thống của Nhật Bản, được phát triển từ các phương pháp chiến đấu truyền thống của Samurai. Các võ sinh (Kendoka) sử dụng một thanh kiếm tre (shinai) và bộ giáp (bogu) để thực hành các kĩ thuật tác chiến.
Published 06/29/24
Cách đây vài tháng, sự đổ vỡ trong hôn nhân của cặp vợ chồng ngôi sao hạng A Johnny Depp và Amber Heard tại Hollywood còn làm mưa làm gió trên các mặt báo và trên khắp các hội nhóm trên mạng xã hội. Chuyện bên kia nước Mỹ chưa kết thúc được bao lâu, bắt đầu từ chiều qua, cư dân mạng lại có một dịp được bàn luận rôm rả ai là người sai trong mối quan hệ vợ chồng của vị Shark nổi tiếng trên truyền hình. Cộng đồng mạng người thì đổ lỗi cho “Tuesday”*, người thì đổ lỗi cho sự trăng hoa của vị...
Published 06/15/24
Thực hành nghi thức tâm linh hay tôn giáo là một trong những hoạt động cổ xưa nhất của con người. Về mặt tâm lý, nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe tinh thần như giảm căng thẳng, cho ta cảm giác sống có mục đích, nâng cao lòng tự trọng và lòng trắc ẩn của bản thân…Mười phút thiền hay cầu nguyện vẫn luôn là những phương pháp được tìm đến nhằm giúp an tĩnh tâm hồn, và việc gặp gỡ với những người cùng tín ngưỡng, tôn giáo cũng giúp ta mở rộng vòng tròn xã hội của mình hơn. Có thể...
Published 06/08/24
Rối loạn nhận dạng phân ly (Dissociative identity disorder) hay trước đây còn được biết đến với tên gọi “rối loạn đa nhân cách” là một tình trạng mà nhân cách của một người bị phân ly thành hai hay nhiều trạng thái nhân cách khác biệt và thay phiên nhau kiểm soát cá nhân. Đồng thời cá nhân cũng mất ký ức với số lượng nhiều đến nỗi không thể giải thích bằng chứng đãng trí thông thường. Và rối loạn này được xem là kết quả của những chấn thương tâm lý nghiêm trọng.
Published 06/01/24
“Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Trong báo cáo khoa học mới, WHO cũng chỉ ra cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đã cản trở đáng kể các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử. Báo cáo được thực hiện dựa trên tổng hợp nhiều nghiên cứu, xác định rằng chỉ riêng trong năm 2020, số ca mắc hội chứng rối loạn...
Published 05/25/24
Không khó để thấy hành vi chửi thề có mặt ở khắp mọi nơi: khi ô tô của ta bị quẹt trúng, khi ta cảm thán một điều gì đó đáng kinh ngạc, hay khi ta va phải chân vào cửa. Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng chửi thề có đóng một vai trò nhất định đối với tâm lý con người?
Published 05/18/24
Nói tục, chửi thề – một trong những hành vi gây tranh cãi nhất trong xã hội. Nhưng dù vậy, nó vẫn luôn là một yếu tố quan trọng trong lịch sử loài người, có mặt trong cả văn chương, âm nhạc, hài kịch và cả trong những cuộc hội thoại thường ngày dưới nhiều bối cảnh xã hội khác nhau. Phải chăng ẩn sau những hành vi ấy là những mối dây liên kết đặc biệt nào đó khiến cho hiện tượng này nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều như vậy? Sẽ ra sao nếu ta tạm gác những vấn đề liên quan đến đạo đức...
Published 05/18/24
Thi thoảng khi ghé thăm một nhà hàng nào đó, ta lại nghe thấy đâu đó tiếng nhạc. Lúc thì nhẹ nhàng du dương, có khi lại sôi động ồn ào. Rồi ta quan sát, có vẻ mọi người đều đang bận dùng bữa và chẳng mấy ai quan tâm đến điều ấy, và ta lại tự hỏi rằng bật nhạc lúc này thì có tác dụng gì chăng? Và liệu chúng có đơn thuần chỉ là sự lựa chọn ngẫu nhiên? 
Published 05/05/24
Tháng 9/2013, một tập đoàn về công nghệ đã mời thiền sư Thích Nhất Hạnh đến trụ sở ở California để giảng về chánh niệm. Trong cuộc gặp, thiền sư đã trao đổi: “Có cảm giác như con người đang bị ngập trong thông tin. Chúng ta không cần nhiều thông tin đến vậy”. Ngay sau khi buổi gặp kết thúc, môi trường làm việc của công ty này đã có những sự thay đổi đặc biệt. Nhiều phòng thiền được thiết lập ngay trong văn phòng. Cứ mỗi hai tháng, bữa trưa chánh niệm sẽ được tổ chức, khi đó, tất cả nhân viên...
Published 04/27/24
Rất nhiều người trong số chúng ta có thói quen đọc sách trước khi ngủ, tuy nhiên đôi khi bạn thức dậy và nghi ngờ mình đánh dấu nhầm trang vì cảm thấy dường như mình chưa bao giờ đọc những trang đó. Hay có khi nào bạn tự hỏi “tại sao chúng ta không thể nhớ được khoảnh khắc ngay trước khi chìm vào giấc ngủ?”. Đừng lo lắng vì điều đó không chỉ xảy ra với một mình bạn. Ai trong số chúng ta cũng từng có những trải nghiệm tương tự. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần hiểu cách mà trí nhớ vận hành...
Published 04/13/24
Ở thời điểm này, khi bạn còn trẻ, bạn cảm thấy rằng bản thân mình là một người cởi mở và không có định kiến hay bảo thủ. Tuy nhiên, khi không có đầy đủ hoặc bạn đang trong trạng thái thiếu hụt thông tin (nghiêm trọng) về một người/nhóm người hay vấn đề nào đó, làm sao để thời điểm đó bạn có thể đưa ra được nhận định “tốt” hoặc “xấu” cho những đối tượng này? Hãy cùng Psyme tìm hiểu về mối liên hệ giữa việc thiếu hụt thông tin và định kiến/khuôn mẫu, để hiểu rõ hơn tại sao những kết luận/quyết...
Published 04/06/24
Đã bao giờ bạn bắt đầu một công việc và luôn muốn hoàn thành nó trước khi bạn chuyển sang một công việc khác? Hay tại sao khi chơi game bạn luôn muốn chơi cho đến khi dành chiến thắng? Điều gì đã xảy ra với bạn? Và liệu bạn có biết tại sao các nhà làm phim luôn dừng các tập phim ở những đoạn quan trọng? Tất cả những điều này có thể được giải thích bằng hiệu ứng Zeigarnik – đề cập đến việc bộ não của chúng ta ghi nhớ tốt hơn những sự việc chưa hoàn thành so với các sự việc đã hoàn thành. Như...
Published 03/30/24
Cuộc sống luôn xoay vần trong những bộn bề của công việc, học tập và các mối quan hệ xung quanh. Rồi khi thời điểm chuyển giao giữa cuối tuần và một tuần mới xuất hiện, nhiều người trong chúng ta thường cảm thấy tẻ nhạt, buồn bã, dần mất động lực vào ngày thứ Hai.  Nếu bạn đã từng nghe đến hội chứng “Monday Blues” hoặc có những cảm xúc như vậy mỗi khi thứ Hai xuất hiện, đừng vội gán nhãn bản thân hay đổ lỗi cho ngày thứ Hai, hãy tiếp tục đọc bài viết để tìm hiểu thêm về hội chứng này bạn...
Published 03/23/24
Bạn là người thường đưa ra quyết định dựa vào trực giác hay lý trí? Bạn có từng hối hận vì đưa ra quyết định dựa trên trực giác hay không?Đa số chúng ta khi đứng trước những quyết định quan trọng thường sẽ sử dụng phương thức phân tích lý trí để tìm ra phương án tối ưu. Tuy nhiên trong những trường hợp mà thời gian suy nghĩ có hạn thì bạn sẽ quyết định dựa vào điều gì? Bạn đã từng được hướng dẫn bởi cái gọi là tiếng gọi bên trong hay chưa? Những giải pháp đến một cách nhanh chóng, không qua...
Published 03/16/24
Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa của Rối loạn sử dụng chất kích thích (SUD) và lý do nhiều thanh niên sử dụng, lạm dụng chất gây nghiện trong cuộc sống của họ. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào các tiêu chí chẩn đoán SUD được mô tả trong DSM-5-TR, mối quan hệ giữa rối loạn sử dụng chất kích thích và các vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng khác, đặc biệt là ở nhóm tuổi thanh niên. Bởi lẽ, việc hiểu gốc rễ của SUD chính là chìa khóa để phục hồi. 
Published 03/03/24
Các vấn đề liên quan đến tâm thần, thần kinh và sử dụng chất kích thích là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới, góp phần đáng kể vào tình trạng suy giảm sức khỏe trong suốt cuộc đời mỗi người [1]. Rối loạn sử dụng chất kích thích có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, kể cả trong công việc, trường học hay mối quan hệ gia đình. Theo Khảo sát quốc gia về sử dụng ma túy và sức khỏe (NSDUH) năm 2020, có 40,3 triệu người Mỹ từ 12...
Published 02/17/24
Việc đổ lỗi, đổ thừa không phải là việc quá xa lạ với chúng ta. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hiện tượng này ở nhiều dạng môi trường và ở những độ tuổi khác nhau. Khi một vấn đề xảy ra, có lẽ không ai muốn mình là nguyên nhân gây ra vấn đề vì họ sợ phải chịu trách nhiệm hoặc một ảnh hưởng tiêu cực từ nó. Đây thường bị coi là một “tật xấu” hoặc một sự “ác ý”. Điều gì khiến nhiều người, thay vì thừa nhận sai lầm của bản thân lại có xu hướng đổ lỗi cho người khác? Ai cũng có thể từng là “nạn nhân”...
Published 11/18/23