Episodes
Chính quyền Trung Quốc muốn biến Hồng Kông thành một đặc khu kiểu mẫu để chiêu dụ hoặc ép buộc Đài Loan hội nhập vào Hoa lục. Tuy nhiên, dân Hồng Kông xuống đường như biển người, vứt bỏ dự luật dẫn độ, cảnh báo Bắc Kinh là họ không để bị nuốt sống. Dự luật bị đình chỉ. Lãnh đạo Hồng Kông và Trung Quốc đều nằm trong thế kẹt.
Published 06/20/19
Trong tuần qua, chủ tịch Trung Quốc được tổng thống Nga tiếp đón long trọng nhân chuyến viếng thăm cấp nhà nước, và với tư cách là khách mời danh dự tại Diễn đàn Kinh tế Saint-Petersburg. Đây là lần thứ 29 Tập Cận Bình gặp Vladimir Putin.
Published 06/13/19
Ba mươi năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, những sinh viên Trung Quốc thoát được súng đạn và xích xe tăng sống lưu vong hầu hết nghĩ rằng « ước mơ » một đất nước dân chủ ngày càng xa dần. Tổ quốc của họ chìm sâu trong độc tài và tuyên truyền thô bạo, vượt tầm quốc gia. Trở lại cuộc đấu tranh bất thành 1989 với Trương Luân và phóng viên Eric Meyer.
Published 06/06/19
Từ Panama City Beach, nơi giành được 70% phiếu bầu vào năm 2016, Donald Trump loan báo chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai 2020. Cho dù bị truyền thông trong nước chê bai, quốc tế công kích, chủ nhân Nhà Trắng vẫn được tuyệt đại đa số cử tri Cộng Hoà ủng hộ triệt để.
Published 05/30/19
Ứng cử viên vô danh, thế được thua không rõ ràng, chiến dịch vận động nhạt nhẽo, không thu hút được số đông cử tri. Bầu cử Nghị Viện Châu Âu 2019, cũng như 5 năm trước, có khả năng tạo thêm thế lực cho các phe cực đoan và làm suy yếu các chính đảng truyền thống. Tuy nhiên, tương quan lực lượng vẫn thuận lợi cho các đảng chủ trương củng cố Liên Hiệp Châu Âu.
Published 05/23/19
Sự trỗi dậy của Trung Quốc với Sáng kiến Vành đai và Con đường, chính sách America First của tổng thống Mỹ Donald Trump, bất đồng về nhập cư, làn sóng dân tộc chủ nghĩa dâng cao, thiếu trọng lượng về ngoại giao trên trường quốc tế…, chưa bao giờ Liên Hiệp Châu Âu phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Published 05/16/19
« Chiến dịch Tự Do » của phe đối lập Venezuela ngày 30/04/2019 vừa qua giống như một cuộc binh biến bất thành. Tổng thống Nicolas Maduro, được Nga hậu thuẫn, trụ lại được nhưng biến cố này làm lộ rõ những rạn nứt trong quân đội Venezuela, một trong những cột trụ của chế độ độc đoán. Đây là niềm hy vọng cho đối lập nhưng cũng là một bất trắc cho đất nước khủng hoảng này, lẽ ra là một cường quốc khu vực nếu không bị những lãnh đạo hoang tưởng cai trị.
Published 05/09/19
Theo các dữ liệu dự báo, ngân sách quốc phòng Nhật Bản năm 2019, bắt đầu từ tháng Tư, sẽ đạt kỷ lục 47 tỉ đôla. Theo Tokyo, do những thách thức mới trong khu vực về an ninh, quân đội Nhật cần được tăng cường vũ khí và trang thiết bị. Căng thẳng với Bắc Triều Tiên và tham vọng bành trướng quân sự của Trung Quốc là hai nguyên nhân chính làm cho Nhật Bản phải xây dựng một sức mạnh độc lập.
Published 05/02/19
Trong ba ngày, từ 25-27/04/2019, Trung Quốc trải thảm đỏ đón gần 70 lãnh đạo của 38 nước trên thế giới tham dự diễn đàn Một vành đai một con đường, được tổ chức lần thứ hai tại Bắc Kinh. Mạng lưới Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc phủ rộng châu Á, nối sang châu Âu và ngoặt sang cả châu Phi.
Published 04/25/19
Ngày 08/04/2019 vừa qua, lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế của giáo quyền Iran bị Hoa Kỳ ghi vào sổ đen khủng bố. Đây là lần đầu tiên Pasdaran hay Vệ Binh Cách Mạng, công cụ trấn áp chính trị trong nước và cánh tay võ trang mang tên Al Qods can thiệp bên ngoài, bị chiếu cố. Đâu là những lý do sâu xa của Donald Trump ? Liệu có nổ ra xung đột ?
Published 04/18/19
Sau 20 năm cầm quyền, tổng thống Bouteflika từ chức dưới sức ép của đường phố. Theo Hiến Pháp, chủ tịch Thượng Viện tạm thời làm quyền tổng thống trong 90 ngày để bầu người mới. Nhưng giới trẻ Algeri, giàu hay nghèo, học thức hay bình dân, có việc làm hay thất nghiệp, cả một thế hệ muốn viết trang sử mới đã trỗi dậy. Algeri sẽ đi về đâu ?
Published 04/11/19
Bắc Kinh đan lưới thủy bộ bao vây thế giới. Con đường tơ lụa mới đã đến nước Ý, thành viên duy nhất của G7 tham gia vào dự án khổng lồ xuyên qua ba châu lục Á, Âu, Phi nhân chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc. Tại Pháp, Paris trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình, nhưng kỳ vọng vào trục Paris-Berlin-Bruxelles để chống lại chiến lược kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc.
Published 04/04/19
Thời gian gần đây xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy căng thẳng, rạn nứt trong nội bộ guồng máy lãnh đạo Trung Quốc. Dù vẫn tập trung đầy quyền lực, nhưng ông Tập Cận Bình đang hứng chịu những lời chỉ trích, từ phía đối lập, ngay trong bộ máy cầm quyền và giới trí thức, về cách điều hành nền kinh tế và những quyết định mang tính chiến lược của ông.
Published 03/28/19
Bị Mỹ cáo buộc 23 trọng tội từ đánh cắp công nghệ thông tin, vi phạm lệnh cấm vận Iran cho đến làm gián điệp, Hoa Vi không thụ động chịu đòn.
Published 03/21/19
Một ngày trước khi Washington và lực lượng Taliban phải trở lại cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một tiến trình hòa bình cho Afghanistan, một căn cứ quân sự Mỹ tại Afghanistan đã bị phe nổi dậy này tấn công hôm 01/03/2019. Theo giới chuyên gia, vụ việc đã đặt các nhà đàm phán Mỹ trước một trong những thách thức lớn : phe Taliban có đáng tin cậy hay không ?
Published 03/14/19
Một ngày trước khi Washington và lực lượng Taliban phải trở lại cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một tiến trình hòa bình cho Afghanistan, một căn cứ quân sự Mỹ tại Afghanistan đã bị phe nổi dậy này tấn công hôm 01/03/2019. Theo giới chuyên gia, vụ việc đã đặt các nhà đàm phán Mỹ trước một trong những thách thức lớn : phe Taliban có đáng tin cậy hay không ?
Vòng đàm phán thứ 5 giữa Mỹ và quân Taliban bắt đầu từ ngày 25/02/2019, tại Doha, thủ đô Qatar, với nội dung chính là việc rút quân Mỹ ra khỏi...
Published 03/14/19
Được thành lập cách nay hai thập niên và sau 16 năm hoạt động, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI) trong thời gian gần đây bị cáo buộc là thiếu năng lực, không công minh, một công cụ chính trị của các cường quốc.
Published 03/07/19
Được thành lập cách nay hai thập niên và sau 16 năm hoạt động, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI) trong thời gian gần đây bị cáo buộc là thiếu năng lực, không công minh, một công cụ chính trị của các cường quốc.
Ngược dòng thời gian, tại Hội nghị Roma, Ý, diễn ra từ ngày 15/02 - 17/07/1998, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Quy chế Roma, một hiệp định quốc tế cho phép thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế - CPI. Văn bản này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2002 sau khi đã được 60 quốc...
Published 03/07/19
Sau khi đạt được mục tiêu đầu tiên trong chiến lược « Byongjin – Song tiến », được tiến hành từ năm 2013: đó là sở hữu năng lực hạt nhân, giờ đây, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un muốn tập trung phát triển kinh tế, đồng thời vẫn duy trì được chế độ độc tài cai trị.
Published 02/28/19
Sau khi đạt được mục tiêu đầu tiên trong chiến lược « Byongjin – Song tiến », được tiến hành từ năm 2013: đó là sở hữu năng lực hạt nhân, giờ đây, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un muốn tập trung phát triển kinh tế, đồng thời vẫn duy trì được chế độ độc tài cai trị.
Không ít chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể là một mô hình cho Bắc Triều Tiên noi theo. Nhưng cũng có những ý kiến khẳng định Bình Nhưỡng có mô hình phát triển riêng và Bắc Triều Tiên chỉ học tập kinh nghiệm của Việt Nam trên...
Published 02/28/19
Ba chủ đất ở Texas, một tổ chức bảo vệ môi trường và 16 tiểu bang đệ đơn kiện tổng thống Mỹ vi phạm Hiến pháp, sau khi ban bố « tình trạng khẩn cấp quốc gia ». Kế hoạch của lãnh đạo hành pháp luồn lách thẩm quyền Quốc Hội, huy động 5,7 tỷ đô la xây bức tường biên giới, sẽ bị chậm lại vì các thủ tục pháp lý. Chủ nhân Nhà Trắng biết trước cản lực nhưng vẫn cương quyết đối đầu. Tại sao ?
Published 02/21/19
Ba chủ đất ở Texas, một tổ chức bảo vệ môi trường và 16 tiểu bang đệ đơn kiện tổng thống Mỹ vi phạm Hiến pháp, sau khi ban bố « tình trạng khẩn cấp quốc gia ». Kế hoạch của lãnh đạo hành pháp luồn lách thẩm quyền Quốc Hội, huy động 5,7 tỷ đô la xây bức tường biên giới, sẽ bị chậm lại vì các thủ tục pháp lý. Chủ nhân Nhà Trắng biết trước cản lực nhưng vẫn cương quyết đối đầu. Tại sao ?
Thứ Sáu 16/02/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump ban bố « tình trạng khẩn cấp quốc gia », với mục đích không...
Published 02/21/19
Tại Venezuela, danh sách các nước ủng hộ lãnh đạo đối lập Juan Guaido ngày càng dài thêm. Sau Hoa Kỳ, đến lượt hơn một chục quốc gia châu Mỹ và tiếp đến là 19 thành viên Liên Hiệp Châu Âu công nhận tổng thống tự xưng. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc cũng như Cuba, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia tiếp tục ủng hộ tổng thống Nicolas Maduro.
Published 02/14/19
Tại Venezuela, danh sách các nước ủng hộ lãnh đạo đối lập Juan Guaido ngày càng dài thêm. Sau Hoa Kỳ, đến lượt hơn một chục quốc gia châu Mỹ và tiếp đến là 19 thành viên Liên Hiệp Châu Âu công nhận tổng thống tự xưng. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc cũng như Cuba, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia tiếp tục ủng hộ tổng thống Nicolas Maduro.
Vì sao các đối tác này không bỏ rơi Caracas ? Và liệu có thể giúp được chế độ Nicolas Maduro không bị sụp đổ hay không ?
Nga-Venezuela : quyền lợi tương đồng
Từ ngày...
Published 02/14/19
Donald Trump cáo buộc Hoa Vi là mối đe dọa cho an ninh nước Mỹ. Lên như diều gặp gió, tập đoàn điện thoại và linh kiện viễn thông có liên hệ với quân đội Trung Quốc trở thành đối tượng chính trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung để thống lĩnh kinh tế và công nghệ toàncầu.
Published 02/07/19