#505.1: Truyện Tây Du Ký hàm chứa bên trong thuyết nhân quả báo ứng và quy luật của vũ trụ #505.2: 7 tầng khẩu nghiệp ra sao, tránh gây khẩu nghiệp thế nào cho hay?
Listen now
Description
1: Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa lưu truyền rất nhiều câu truyện giáo dục con người phải tôn kính thần linh, nhưng đến nay, một đất nước theo thuyết vô thần như Trung Quốc đã làm cho con người ngày càng không tin vào sự tồn tại của thần linh, thậm chí sự tôn kính cũng khó có thể có. Đối với con người, đây là một vấn đề đáng buồn. Người khi không tin vào thần linh, thần linh sẽ không phù hộ cho họ nữa, người không tôn kính thần linh, chắc chắn sẽ gặp họa hoạn, đó là sự trừng phạt. Ví dụ như những câu chuyện sau. Ô Kê Quốc không nhận ra Bồ Tát nên đã bị ác giả ác báo Ví như trong truyện Tây Du Ký: quốc Vương nước Ô Kê bị yêu quái nhốt vào trong giếng sâu ngập nước 3 năm và cướp mất giang sơn, ngai vàng; Sau may mắn được thầy trò Đường Tăng là người tu hành cứu giúp diệt trừ yêu quái và khôi phục lại vinh hoa phú quý. Nhưng phàm mọi sự đều có nhân quả, yêu quái này bản thân không phải là yêu quái, nó chính là con sư tử xanh của bồ tát, nó xuống hạ giới do Phật chỉ của Như Lai để trừng phạt quốc vương nước Ô Kê vì đã phạm phải một tội lớn. Nguyên văn như sau: Tôn Ngộ Không: “Bồ Tát, đây là con sư tử xanh thành tinh mà bà lại không thu phục nó về?” Bồ Tát nói rằng: “Ngộ Không, nó không tự đi mà là tuân theo Phật chỉ... 2: Kiểm soát được lời nói, lời nói có trọng lượng; khống chế được tâm mình, quả là người cao thượng. Khi nói những điều bất hảo, chúng ta không chỉ làm tổn thương đến thân nhân, bạn bè, đồng nghiệp mà còn tự làm hại bản thân mình. 1. Nói dối Tại sao một người lại nói dối? Là để che đậy sự thật, để đổ lỗi cho người khác, hay vì xấu hổ không dám nhận lỗi của mình? Nhưng dù sao, lời nói dối chỉ có thể “bảo vệ bản thân” được trong thời gian ngắn. Nói dối có thể trót lọt một, hai lần, nhưng liệu ai có thể nói dối mãi mà không có sơ hở, không bị phát hiện? Nếu phát hiện ai đó đang lừa dối mình, thì bạn sẽ mất đi sự tin tưởng dành cho người ấy. Và tất nhiên, bạn sẽ không còn coi đó là một người bạn chân thành. Tương tự, một ông chủ liệu có thể thăng chức và đặt trọng trách lên vai của kẻ nói dối? Niềm tin một khi đã mất thì giống như “bát nước đã đổ đi”, muốn lấy lại phải cần thêm bao nhiêu thời gian nữa? Vậy, làm sao để không nói dối? Nếu gặp câu hỏi tế nhị, bạn có quyền im lặng và lịch sự từ chối trả lời. Còn nếu đã làm sai, nhận trách nhiệm chính là thể hiện sự hối cải. Người ta vẫn nói: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Khắc sâu bài học và lần sau làm tốt hơn, bạn sẽ được người khác tôn trọng, tin tưởng. 2. Nói xấu sau lưng Trong nhịp sống vội vã, ai cũng bận bịu về sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ phong phú. Con người không có ai hoàn thiện. Vậy nên, cũng không ai có thể tránh khỏi thiếu sót, sai lầm. Với sai phạm của mình thì ai cũng muốn...
More Episodes
Cha mẹ và thầy giáo có thể giúp bạn được một lúc nhưng họ không thể giúp bạn cả đời. Sâu trong nội tâm bạn phải luôn ý thức được rằng: Mọi việc đều phải dựa vào chính mình! Thu hoạch lớn nhất trong Tết năm nay không chỉ là tiết trời trong xanh mà còn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa với gia đình...
Published 05/16/22
Published 05/16/22
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Làm được một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui. Văn hoá Á Đông khởi nguồn từ Kinh Dịch, mà thành tựu bởi Kinh Hiếu, Hiếu là cái gốc của...
Published 05/11/22