#520: Cảnh giới nhân sinh: Tuổi trẻ đọc Lý Bạch, trung niên đọc Đỗ Phủ, tuổi già đọc Tô Thức
Listen now
Description
Có người nói: Cuộc đời như quán trọ trần gian. Hết thảy mọi thứ trong đời chợt đến rồi chợt đi, không có gì là lâu bền vĩnh cửu. Trời đất có xuân hạ thu đông, đường đời có sinh có lão, có bình minh và cũng có xế chiều. Con người ta, tuổi thanh xuân tưng bừng nhiệt huyết, sôi nổi hào hùng, mang theo một chút ngạo nghễ, một chút ngông nghênh. Giống như Lý Bạch đã từng viết trong “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt”: Sao cứ phải khom lưng cụp mắt thờ quyền quý, Khiến ta chẳng thể vui vẻ nở mặt mày. Nhưng đến một độ tuổi nào đó, cái ngông cuồng ngạo mạn kia sẽ được thay thế bằng sự chiêm nghiệm, quay trở về với khoảng trời trầm tư tĩnh tại. Nói đơn giản hơn, chính khí của con người là một loại sức mạnh, cũng là một loại cảnh giới: tuổi tráng niên thì hào sảng mạnh mẽ, tuổi trung niên thì thâm trầm kín đáo, tuổi lão niên lại sâu sắc và đầy triết lý. Ba nhân vật đại biểu cho hai thể thơ cổ “Đường thi – Tống từ” là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tô Thức có thể giúp ta nhìn ra ba cảnh giới lớn của đời người. Tuổi trẻ đọc Lý Bạch Nếu muốn tìm một cái tên đại diện cho phong thái Đại Đường thì còn ai xứng đáng hơn Lý Bạch? Hết thảy khí chất của Đại Đường thịnh thế đều kết tinh trong thi ca Lý Bạch. Sự tài hoa vô song của ông tới nghìn năm sau vẫn ảnh hưởng đến hàng vạn văn nhân hậu thế. Dám hỏi phong thái của Lý Bạch là gì? Chỉ cần...
More Episodes
Cha mẹ và thầy giáo có thể giúp bạn được một lúc nhưng họ không thể giúp bạn cả đời. Sâu trong nội tâm bạn phải luôn ý thức được rằng: Mọi việc đều phải dựa vào chính mình! Thu hoạch lớn nhất trong Tết năm nay không chỉ là tiết trời trong xanh mà còn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa với gia đình...
Published 05/16/22
Published 05/16/22
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Làm được một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui. Văn hoá Á Đông khởi nguồn từ Kinh Dịch, mà thành tựu bởi Kinh Hiếu, Hiếu là cái gốc của...
Published 05/11/22