#525: Đức hạnh của phụ nữ Việt xưa và nay khác nhau thế nào?
Listen now
Description
Dưới trào lưu hội nhập văn hóa, đặc biệt là hội nhập với nền văn hóa hiện đại từ phương Tây, thì văn hóa Việt diễn ra như thế nào? Ta hãy thử nói riêng về đức hạnh của người phụ nữ xưa và nay trong trào lưu ấy. Bốn đức hạnh, cũng chính là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa bao gồm: Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Với điều kiện và môi trường xã hội chung xưa kia, người phụ nữ Việt Nam sinh ra và lớn lên trong sự giáo dục của gia đình có nề nếp gia phong. Cho dù là sinh ra trong giàu có hay nghèo hèn, thì họ cũng cần có đầy đủ những đức hạnh của người phụ nữ truyền thống: Công: là nữ công gia chánh, là sự đảm đang, khéo léo, ngăn nắp của người phụ nữ. Điều này thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, đặc biệt là vào dịp Tết đến. Khách đến chơi xuân thường được thưởng thức các loại mứt tự làm của mỗi gia đình. Họ vừa ăn vừa thán phục tài khéo tay, sự tinh tế, nét dễ thương của người làm ra các loại bánh mứt với nhiều hương vị. Đó là mứt trái cây vừa ngọt vừa chua, là mứt gừng cay cay mà ngọt ngọt thanh thanh, hay là các loại mứt khoai lang, khoai bí đủ hình dạng và màu sắc, hoặc là từng chiếc bánh thuẫn nở bung như nắng vàng đẹp mắt, v.v. Dân gian cũng có câu nói ca ngợi bàn tay khéo léo của người phụ nữ: “Vá may giữ nếp đàn bà. Mũi kim nhỏ nhặt mới là nữ công” Dung: là nói về dáng vẻ bên ngoài của người phụ nữ, từ vẻ đẹp hình dáng đến vẻ đẹp tâm hồn, từ cách ăn mặc trang nhã đúng với thuần phong mỹ tục cho đến cách nói năng khiêm nhường nhã nhặn. Trong cổ thư có câu: “Dung nhan đoan trang, mộc mạc mới có thể thể hiện ra giá trị của khí chất. Phục sức nếu quá xa hoa thì sẽ lộ ra sự dung tục”. Câu nói ấy đã ca ngợi sự chuẩn mực của người phụ nữ: Cần kiệm, chăm lo việc nhà, không hoang phí quá nhiều thời gian và tiền bạc vào đầu tóc, trang sức, quần áo hay khuôn mặt bên ngoài. Phụ nữ trước đây, nhất là các mẹ, các chị, các cô gái trẻ từ thành phố đô hội cho đến miền nông thôn nắng gió, dù giàu hay nghèo thì mỗi khi ra đường đều ăn mặc kín đáo, trang nhã, tinh tế, nhẹ nhàng. Không cần quần là áo lượt, chỉ cần ăn mặc tươm tất, giản dị, “đói cho sạch, rách cho thơm”. Ngôn: là lời nói biểu hiện tâm hồn và tư cách con người. Con nhà gia giáo ăn nói lễ độ, đúng mực. Lời nói đẹp gắn liền với cử chỉ, phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Trong ngôn từ giao tiếp luôn cần có chuẩn mực, bởi đó là phương tiện thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ông cha ta xưa kia thường khuyên bảo: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hoặc:...
More Episodes
Cha mẹ và thầy giáo có thể giúp bạn được một lúc nhưng họ không thể giúp bạn cả đời. Sâu trong nội tâm bạn phải luôn ý thức được rằng: Mọi việc đều phải dựa vào chính mình! Thu hoạch lớn nhất trong Tết năm nay không chỉ là tiết trời trong xanh mà còn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa với gia đình...
Published 05/16/22
Published 05/16/22
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Làm được một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui. Văn hoá Á Đông khởi nguồn từ Kinh Dịch, mà thành tựu bởi Kinh Hiếu, Hiếu là cái gốc của...
Published 05/11/22