#529: Ly hôn, huỷ hôn: Nay nhẹ như lông hồng, xưa nặng tựa Thái Sơn
Listen now
Description
Theo thống kê, ở Việt Nam cứ 3 cặp kết hôn thì lại có xấp xỉ 1 cặp ly hôn. Một cuộc điều tra xã hội học cũng cho thấy, những người có trình độ đại học trở lên hầu như không ai cho rằng ly hôn là việc sai trái. Ly hôn, huỷ hôn ngày nay phải chăng đã “nhẹ tựa lông hồng”, đâu còn “nặng tựa Thái Sơn” như ngày xưa nữa? Thời hiện đại: Quan niệm “thoáng”, ly hôn nhiều Theo nghiên cứu vừa thực hiện năm 2018 của Viện nghiên cứu phát triển Mekong (Hà Nội), có khoảng 21% số người được khảo sát cho rằng ly dị là không sai trái. Những người càng có trình độ học vấn cao thì càng coi chuyện ly dị là bình thường. “Vợ chồng sống với nhau, không hợp thì chia tay”. Quan niệm “thoáng” đi kèm với tỷ lệ ly hôn cũng cao. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ ly hôn là 31,4%, tức là cứ 3 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn. 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, nhiều trường hợp đã có con (1). Trong những tình huống ấy, ly hôn có thể là sự giải thoát cho nỗi đau khổ tạm thời, nhưng có thể lại là khởi nguồn cho những bi ai nối tiếp… Thời xưa: Quan niệm “cổ hủ”, đạo nghĩa vẹn tròn Trong khi hôn nhân thời hiện đại hợp tan phần lớn là vì lý do tình cảm, liên quan tới cảm thụ của hai người, thì người xưa lại xem hôn ước như một cam kết thiêng liêng trọng đại, do Trời Đất và phụ mẫu an bài, hết lòng thuận theo. Ly hôn, huỷ hôn cũng có thể xảy ra, nhưng lý do đằng sau đó không khỏi khiến ta phải ngẫm nghĩ (2). Mã Phượng Chí hủy hôn ước của con trai Thời nhà Minh, có một văn sĩ tên là Mã Phượng Chí, con trai của ông đã đính hôn với một cô gái, hai bên đều đã ký kết hôn ước. Vài ngày không lâu sau hôn ước, con trai Mã Phượng Chí đột nhiên...
More Episodes
Cha mẹ và thầy giáo có thể giúp bạn được một lúc nhưng họ không thể giúp bạn cả đời. Sâu trong nội tâm bạn phải luôn ý thức được rằng: Mọi việc đều phải dựa vào chính mình! Thu hoạch lớn nhất trong Tết năm nay không chỉ là tiết trời trong xanh mà còn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa với gia đình...
Published 05/16/22
Published 05/16/22
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Làm được một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui. Văn hoá Á Đông khởi nguồn từ Kinh Dịch, mà thành tựu bởi Kinh Hiếu, Hiếu là cái gốc của...
Published 05/11/22