#543: Vì sao Gia Cát Lượng ngậm 7 hạt gạo khi qua đời để dọa Tư Mã Ý bỏ chạy?
Listen now
Description
Câu chuyện về cái chết của Gia Cát Lượng đã trở thành một điển tích nổi tiếng trong dân gian. Hậu nhân đến nay vẫn còn thắc mắc: Vì sao Gia Cát tiên sinh lại ngậm 7 hạt gạo sau khi chết? Tam Quốc Diễn Nghĩa hồi 104: “Rơi sao lớn, thừa tướng quy thiên; Trông tượng gỗ, Nguỵ quân mất vía” viết về Gia Cát Lượng. Ngụy Diên vô tình đạp tắt ngọn minh đăng khiến cho việc dâng sao giải hạn, mượn tuổi trời của Gia Cát Lượng bất thành, cuối cùng ông mất ở gò Ngũ Trượng. Gia Cát Lượng là Thừa tướng nước Thục, cả đời cúc cung tận tụy, thậm chí khi biết bản thân không thể sống lâu được nữa, ông đã viết lại binh thư, kế sách, dặn dò di ngôn, chỉ vì muốn quân Thục có thể an toàn bảo trì lực lượng. Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng viết tờ di biểu dâng lên hậu chủ, xong xuôi lại dặn dò Dương Nghi rằng: “Sau khi ta chết không thể làm đám tang, phất cờ đánh trống, các ngươi hãy làm một cái bàn thờ lớn, để thi thể của ta ngồi ở trên, trong miệng ngậm bảy hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng, trong quân cứ giữ vẻ yên ổn như thường, không được than khóc buồn bã. Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được. Tư Mã Ý thấy sao Tướng Tinh không sa, tất nhiên sẽ không dám khinh cử vọng động, quân ta mới có thể âm thầm từng nhóm từng nhóm chậm rãi rút lui. Nếu như Tư Mã Ý đuổi theo, ngươi nên dàn thành trận thế, quay cờ đánh trống trở lại, rồi đẩy xe có tượng gỗ của ta ra phía trước quân, lệnh cho tất cả tướng sĩ đứng dàn hai bên trái phải, Tư Mã Ý nhìn thấy, tất sẽ sợ hãi bỏ chạy”. Quả nhiên không ngoài dự liệu của Khổng Minh, Tư Mã Ý quan sát thiên văn thấy một ngôi sao lớn màu đỏ, tia sáng toả ra bốn phía có góc, từ phía đông bắc chạy về hướng tây nam, sau đó đến thẳng Thục doanh. Ba lần sa xuống, lại ba lần vụt lên, tiếng chuyển ầm ầm. Tư Mã Ý vui mừng la lớn: “Khổng Minh chết rồi!”. Lập tức truyền lệnh khởi binh đuổi đánh, nhưng vừa ra khỏi cửa trại lại...
More Episodes
Cha mẹ và thầy giáo có thể giúp bạn được một lúc nhưng họ không thể giúp bạn cả đời. Sâu trong nội tâm bạn phải luôn ý thức được rằng: Mọi việc đều phải dựa vào chính mình! Thu hoạch lớn nhất trong Tết năm nay không chỉ là tiết trời trong xanh mà còn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa với gia đình...
Published 05/16/22
Published 05/16/22
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Làm được một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui. Văn hoá Á Đông khởi nguồn từ Kinh Dịch, mà thành tựu bởi Kinh Hiếu, Hiếu là cái gốc của...
Published 05/11/22