Episodes
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” Lê Như Hổ sinh năm 1511, mất năm 1581 tại làng Tiên Châu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Lê Như Hổ, xã Hồng Nam, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên). Lê Như Hổ thi đỗ tiến sĩ năm Quang Hòa thứ nhất đời vua Mạc Phúc Hải. Ông làm quan đến chức Thượng thư, được phong hàm Thiếu bảo, tước Tuấn quận công, rồi về trí sĩ, thọ 72 tuổi.
Published 08/15/21
Nhận thức rõ trách nhiệm với Tổ quốc và mến mộ tài đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Bùi Bằng Đoàn rời quê hương, dấn thân vào con đường cách mạng.        LTS: Cụ Bùi Bằng Đoàn đã từng giữ các chức vụ: Cố vấn Chủ tịch nước, Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, Đại biểu Quốc hội khóa I, Trưởng ban Thường trực Quốc hội (nay là Chủ tịch Quốc hội) từ tháng 11/1946 đến khi tạ thế tháng 4/1955.
Published 08/14/21
Theo sách “Hoàng Lê nhất thống chí”, Phạm Đình Trọng là người làng Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, trấn Hải Dương, nay là huyện An Dương, thuộc thành phố Hải Phòng. Ông sinh ngày 22-2-1714, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 10. Ông có tướng mạo khôi ngô, tư chất thông minh, lại được học sớm, từ 7 tuổi gia đình đã cho theo các thầy nổi tiếng trong vùng học võ, học văn nên 20 tuổi, ông thi đỗ Hương cống. Khoa thi năm 1739, ông thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ. Một năm sau, ông được triều đình bổ nhiệm làm...
Published 08/13/21
Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Nguyễn Bá Lân, sinh ngày 27 tháng giêng năm 1700, tại làng Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Công Hoàn, một văn tài kiệt xuất, một tài tử nổi tiếng. Người đương thời coi cụ là một trong bốn con hổ đất kinh kỳ, ai ai cũng kính phục. Nhưng đường hoạn lộ của cụ Hoàn rất long đong. Cụ đi thi lần nào cũng trượt, nên đành theo nghề dạy học ở khắp nơi.
Published 08/12/21
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng trong cuộc chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn chỉ là một tướng trẻ, chưa thể trực tiếp cầm quân chỉ huy, và những người có công lớn nhất chính là tướng Lê Tần và Thái sư Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, những ghi chép trong cuốn “Đông A di sự” lại cho thấy một việc hoàn toàn khác. Cuốn sách này không chỉ hé lộ về nội tình của nhà Trần mà còn trả lại năm sinh cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, điều từng gây tranh cãi trong giới những người...
Published 08/11/21
Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, các triều đình phong kiến ở nước ta đã chọn và lấy 47 người (có sách nêu 56 người) đỗ trạng nguyên. Và Trạng Hổ Nghiêm Viên là người duy nhất chưa kịp làm quan thì đã qua đời không phải do ốm đau, bệnh tật mà vì bởi chính người vợ đầu độc ác.
Published 08/10/21
Dương Diên Nghệ là một danh tướng của Khúc Thừa Hạo và có sách chép ông là Dương Đình Nghệ. Quê ông ở làng Ràng, nay là xã Dương Xá, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Làng Ràng nằm phía hữu ngạn sông Mã, gần nơi sông Chu hòa nước vào sông Mã, gọi là ngã ba Đầu. Đây là một trong những làng cổ hội tụ nhiều nét văn hóa truyền thống, vừa mang nét chung của làng cổ truyền thống Việt Nam vừa có nét riêng của làng cổ vùng châu thổ sông Mã. Và chính nơi đây đã chung đúc nên người anh hùng Dương Diên...
Published 08/09/21
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và lá số thánh nhân bất bại (P2)  Tiếp nối kỳ 1, chúng ta đã biết được nội tình của nhà Trần trước cuộc chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất. Theo đó, thái sư Trần Thủ Độ nắm gần như toàn bộ quyền lực trong tay, nhưng vì để có được đội quân tinh nhuệ nhất của đất nước thời bấy giờ, vua Trần Thái Tông chỉ định Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trở thành Tiết chế tổng chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, thực quyền lại không được trao vào tay Trần Quốc Tuấn, đây là điều chính...
Published 08/08/21
Ít người biết rằng Lê Đại Hành, vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê lại là cha vợ của Lý Thái Tổ, vị vua sáng lập nhà Lý. Theo chính sử, sau khi đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt của nhà Tống, đến đầu năm Nhâm Ngọ (982), vua Lê Đại Hành đã lập Thái hậu Dương Vân Nga của triều Đinh làm một trong 5 Hoàng hậu của ông và phong hiệu cho bà là Đại Thắng Minh hoàng hậu.
Published 08/07/21
Ít người biết rằng Lê Đại Hành, vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê lại là cha vợ của Lý Thái Tổ, vị vua sáng lập nhà Lý. Theo chính sử, sau khi đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt của nhà Tống, đến đầu năm Nhâm Ngọ (982), vua Lê Đại Hành đã lập Thái hậu Dương Vân Nga của triều Đinh làm một trong 5 Hoàng hậu của ông và phong hiệu cho bà là Đại Thắng Minh hoàng hậu.
Published 08/06/21
Ông người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc; nay là phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Họ Phạm có tài làm thơ nôm và nổi tiếng về thơ tình yêu.  Khi Tây Sơn dấy lên, cha là Thạch Trung hầu, vốn đã làm quan với nhà Lê, có dự vào công cuộc cần vương, nhưng bị thất bại. Phạm Thái sau trưởng thành, quyết nối chí, thường kết bạn với những bậc nghĩa sĩ để mưu đồ khôi phục nhà Lê.
Published 08/05/21
Theo sách “Đại Nam chính biên liệt truyện”, Nguyễn Hữu Hào quê tổ của ông ở hương Gia Miêu, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa, nhưng bản thân ông được sinh trưởng ở Phú Xuân. Ông là hậu duệ đời thứ 9 của danh thần Nguyễn Trãi và là cháu nội của Tham tướng Chưởng cơ Nguyễn Triều Văn, con trưởng Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật và là anh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Hữu Hào là người văn võ toàn tài, từ nhỏ đã theo cha chinh chiến và được Ngãi vương Nguyễn Phúc Trăn tin dùng với chức Thống binh.
Published 08/04/21
Giai thoại bà Phủ Ba Lưu Thị Hiên (1860 – ?)     Bà sinh khoảng năm 1860, người làng Phù Lưu phủ Mỹ Đức tỉnh Hà Đông. Vốn là một đào nương thanh sắc, có theo đòi bút nghiên, lại có tâm hồn khoáng đạt, nên bà hay ngâm vịnh, tài làm thơ rất mẫn tiệp.
Published 08/03/21
Bà chính tên là Nguyễn Thị Ngọc Khuê, con thứ tư cụ Nguyễn Đình Chiểu, sinh năm Quý Hợi (1863). Vóc người mảnh mai, tư dung thanh nhã, lại nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của thân phụ nên sớm trở nên một trang tài sắc lẫy lừng. Song gặp lúc thời thế đảo điên, lòng người tráo trở, bà kén chọn mãi không tìm được nơi xứng ý, nên đến năm thân phụ tạ thế, bà đã 25 tuổi mà vẫn giữ phòng không.
Published 08/02/21
Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần (1830), tại làng Hạnh Thông, tỉnh Gia Định. Hai mươi tuổi đỗ cử nhân (năm Kỷ Dậu,Tự Đức II, 1849) nên thường gọi là Cử Trị. Thang mây sẵn bước, có thể ruổi dong trên hoạn lộ dễ dàng, nhưng vì tính khí ngang tàng, ông không chịu bó buộc thân mình, mặc dầu gia đình thanh bạch. Ông lấy việc dạy học và bốc thuốc làm phương độ nhật. Khi quân Pháp gây hấn ở Gia Định (1862) ông tránh xuống Vĩnh Long, kết bạn với Nguyễn Đình Chiểu và Huỳnh Mẫn Đạt.
Published 08/01/21
Theo các tài liệu lịch sử còn lưu đến ngày nay, sau Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, vùng đất cổ Đường Lâm (nay là làng Cam Lâm, Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) sinh ra thêm một minh vương nữa cho dân tộc, đó là Ngô Quyền. Ông sinh năm 899, mất năm 944, là con của Tướng Ngô Mân, châu mục Đường Lâm. Ngô Quyền nổi tiếng trong lịch sử là người có sức khỏe phi thường, chí lớn, mưu cao, giỏi cả võ công lẫn chiến thuật. Theo sử sách, Ngô Quyền khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có trí...
Published 07/31/21
Huyền thoại về bàn chân Giao Chỉ, là một huyền thoại từng được lưu truyền rất rộng rãi với giả thuyết cho rằng người Việt cổ là giống người có hai ngón chân cái choãi, chạm vào nhau, người Việt chúng ta ngày nay không còn giữ được đặc điểm đó nên không phải là hậu duệ của người Việt cổ, thuyết này dẫn tới quan điểm cho rằng người Việt là người Hán sang đồng hóa người bản địa, mang văn minh tới cho người Việt. Giả thuyết này đã được lan truyền rất rộng rãi, mà ít có sự xác minh các thông tin...
Published 07/30/21
Ông sinh năm 1900 tại tỉnh Quảng Bình, bút hiệu Hoài Nam, chuyên học chữ nho trong khi chữ quốc ngữ và chữ Pháp đã phổ biến. Năm Mậu Ngọ(1918) vào kinh đô Huế dự kỳ thi hương cuối cùng nhưng không đỗ, ông ở luôn đó làm nghề viết báo cho mấy tờ báo xuất bản ở Huế như Thần kinh tạp chí, Tràng An báo. Đến năm 1929 hai tờ báo đình bản, ông về quê bốc thuốc và dạy chữ Hán.
Published 07/29/21
Hồ Tông Thốc người làng Thổ Thành phủ Diễn Châu, (nay thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An), không rõ năm sinh năm mất, sống thời vua Trần Nghệ Tông. Thưở nhỏ đã thơ hay, nhưng chưa được nổi tiếng lắm, gặp tết Nguyên tiêu, có đạo nhân là Lê Pháp Quan treo đèn đặt tiệc, mời khách văn chương đến dự làm vui. Thốc nhận thiếp xin đề thơ, làm xong trăm bài thơ ngay trên bữa tiệc. Mọi người xúm lại xem, rất thán phục.
Published 07/28/21
Chử Đồng Tử là tên của một vị thánh nổi tiếng, thuộc “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng Việt Nam. Truyền thuyết về  Tiên Dung - Chử Đồng Tử là một trong những huyền sử được ghi chép trong “Lĩnh Nam chích quái” kể về thời kỳ cổ xưa của nước Việt Nam thời Hồng Bàng.
Published 07/27/21
Lê Quý Đôn tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, người xã Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Hưng Yên, nay thuộc tỉnh Thái Bình. Con Trung hiếu công Lê Phú Thứ, thượng thư bộ Hình đời Lê Dụ Tông.  Từ thuở nhỏ, đã nổi tiếng thông minh lanh lợi, nổi tiếng thần đồng. Mới 14 tuổi đã đọc hết tứ thư, ngũ kinh, sử, truyện, và đọc đến cả bách gia, chư tử; một ngày có thể làm xong mười bài phú.
Published 07/26/21
Theo sách “Đại Việt thông sử” Lý Triện là một trong những vị công thần khai quốc của nhà Lê sơ. Ông là người làng Bái Đôi, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Với chiến tích ở trận Tốt Động, Chúc Động, sử gia Ngô Sỹ Liên cho rằng ông cùng Đinh Lễ đứng đầu trong các tướng giỏi của nghĩa quân Lam Sơn.
Published 07/25/21
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 và có tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ và Nam Hải điếu đồ. Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong văn học Việt Nam. Vì thế, ngày xưa cũng như thời nay có nhiều người thuộc nằm lòng Truyện Kiều. Lại có không ít người đã vận lời trong truyện Kiều để diễn đạt thực tế cuộc sống. Vậy nên giai thoại xung quanh Truyện Kiều...
Published 07/24/21
Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Thắng, quê ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông học giỏi, năm Tự Đức 17 (1864), đậu đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Cả ba lần đều đậu thủ khoa  nên người đời thường gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Published 07/23/21
Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Thắng, quê ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông học giỏi, năm Tự Đức 17 (1864), đậu đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Cả ba lần đều đậu thủ khoa  nên người đời thường gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Published 07/22/21