Episodes
"Sống dễ lắm, cứ nhìn vào mắt trẻ con mà sống".
Published 05/05/24
Published 05/05/24
Trong cuốn sách mình đang đọc, có ý rằng: hãy nhìn mọi thứ bằng ánh mắt của đứa trẻ thơ, nhìn cái gì cũng thấy mới lạ và làm cho ta ngạc nhiên được cả. Đừng để những thứ quen thuộc che mắt ta không thấy được cái hay cái lạ hàng ngày. Ta phải tập nhìn đời cặp mắt mới mẻ, bằng giác quan tinh tế của người đau bệnh liệt giường mới dậy, bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng và không khí bên ngoài.
Published 03/25/24
Anh Đơn lặp lại 2 từ Xín Mần không biết bao nhiêu lần trong bữa cơm hôm ấy. Anh Đơn là một người Nùng ở Xín Mần, gần tàn buổi rượu, vị khách nọ mới kể anh từng làm ở Viện Vật lý, có bằng thạc sĩ ở Italy. Sau khi về nước, anh lấy vợ, về quê và giờ đang làm cho Tổ chức phi Chính phủ. Mọi người bảo, ở cái huyện Xín Mần này người ta có việc gì đều nói: hỏi anh Đơn. Vợ anh Đơn là chị Thêm, cô giáo dạy sử ở trường Dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần. Anh chị vay ngân hàng làm homestay...
Published 01/01/24
Về lại khu vườn nhiều chó, nhiều gà giữa phố, Du ký có cuộc trò chuyện cùng người bạn của mình. Bên ấm trà đượm hương ngọc lan kể về cung đường mới vừa chinh phục. Cao nguyên trắng Bắc Hà cái tên xa xôi đầy lôi cuốn, lên Bắc Hà phải đi chợ phiên, ăn thắng cố, ngắm thung lũng hoa lê, hoa mận trắng xoá góc trời. Ở đó văn hoá bản địa đầy hương sắc và hứa hẹn đầy trải nghiệm mới mẻ với những đôi chân chưa mỏi, trái tim ít sợ điều gì chưa tới. Ngồi xuống đây, nghe Du Ký kể chuyện.
Published 12/12/23
Như tiêu đề, đó chỉ là 10 phút ngẫu hứng vu vơ!
Published 09/28/23
Sin Suối Hồ được xem là bản làng du lịch người Mông đẹp nhất miền Bắc. Bản trước đây gần 100% nghiện thuốc phiện và rượu nhưng nhiều năm nay khác rồi. Bản làng sạch, sống với "5 không": không rượu, không rác, không thuốc, không bạo lực, không thả gia súc bừa bãi... Chuyện ở Sin Suối Hồ càng khiến mình tin vào sức mạnh của niềm tin và tôn giáo. Nhân nói về văn hoá người Mông, một vài tập tục của đồng bào đã được nhắc đến trong cuộc trò chuyện này. Kéo vợ có phải là hủ tục hay những ngộ nhận...
Published 04/30/23
Êm là cảm giác mình thường cảm được ở những cuộc trò chuyện sâu với ai đó.  Một chiều chủ nhật, mình uống trà với chị Thảo ở một khu vườn xinh trong phố với đàn gà. Hai chị em cùng ăn bánh, pha trà và thong thả nói về câu chuyện âm nhạc chung. Biết ơn những rung động và chữ duyên trong cuộc đời, thật nhiều!
Published 02/25/23
Cậu bé chăn cừu đã đi theo tiếng nói bên trong mình và tìm thấy Vàng thật. Vậy nghe được tiếng nói bên trong mình ở đâu? Trong một giấc ngủ mơ, đi bộ trong Rừng, yên lặng trước biển... Bất cứ nơi đâu, sự yên tĩnh bên ngoài sẽ khuếch đại tiếng nói bên trong mình. Mình đã đi vào Rừng, Vàng chẳng có đâu... tốt hơn là trở về.
Published 01/03/23
Trong bài phỏng vấn gần đây nhất ở Việt Nam, nhà văn lãng mạn nước Pháp Marc Levy nói muốn đi xem núi, biển, cánh đồng Việt Nam. Vì những nơi này giúp ông hiểu về một đất nước, chứ không phải ở thành thị. "Con cò lặn lội bờ sông/Gánh gạo đưa chồng nước mắt nỉ non/Nàng về nuôi cái cùng con/Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng"
Published 11/23/22
Ở bản làng cao nhất SaPa mình gặp anh Giàng A Tùng, người đàn ông gần 40 tuổi người Mông chưa học hết lớp 1 với ý tưởng làm làng du lịch đầy bản sắc. Sau 4 năm, Sapa Sha đã có tên trên bản đồ du lịch Lào Cai tuy khó khăn vẫn còn rất dài. Anh Tùng bật mí về những điều kinh Thánh đã chỉ dạy, tương lai muốn làm mục sư và nhận mình chưa trưởng thành.  Cảm ơn bạn đã mở mở loa to hơn để nghe cuộc trò chuyện trọn vẹn!
Published 11/07/22
Đã 1 năm bạn mình bỏ phố thị về SaPa sống, tình cờ chúng mình có một cuộc chuyện nhỏ to trên 1 bản làng người Mông trên núi cao. Ngắm mây trời, nghe gió hát và thân tình, mình biết bạn đang hạnh phúc với những lựa chọn.  Bỏ phố về rừng hay ra biển thì cuộc sống vốn thế - sống dễ lắm!
Published 10/22/22
Ở số Du ký này mình kể về những bài học mà việc làm chị của một thằng con trai đã dạy cho mình.  Và mình biết đây sẽ là chuyến du ký thật dài... đến hết cuộc đời mình.
Published 10/08/22
Y Tý được ví như thế giới cổ tích của người Hà Nhì đen. Ở vùng viễn biên ấy có một bản làng còn nguyên sơ như mây trời, sương núi, nương lúa, bắp ngô...  Ở Choản Thèn cổ tích mà ngỡ như lạc về một thuở hồng hoang yên bình! 
Published 08/31/22
anh đã thấy Thành phố mình chưa?  Thành phố chiều mưa hay một đêm bão nổi  Thành phố ngày nắng đổ lấp loáng mặt sông Hồng là những giọt mồ hôi...
Published 06/29/22
Hẳn chúng mình ít nhất một lần từng nghe: "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ/Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao". Vậy tháp cổ là ngọn tháp nào ở Huế, mắt xanh xao vì đâu? Trong chuyến về Huế, ngồi ở Gác Trịnh uống cà phê mình đã được nghe kể. Sẻ chia cùng bạn, Huế thương!
Published 06/05/22
Chuyến đi mà lúc nào nghĩ lại mình cũng tủm tỉm cười, vì chút liều lĩnh và cả những trải nghiệm "lần đầu" tươi nguyên. Lần đầu xê dịch 1 mình và mọi giác quan đều được thỏa mãn Lần đầu được nếm nắng gió Lào bỏng mặt, cháy da Lần đầu ở mảnh đất vừa được lên rừng, xuống biển, vào hang Lần đầu đặt 101% niềm tin và mạng sống vào chị GG Map Lần đầu cầm lái, chạy một mạch gần trăm cây số gì đó, có băng băng đường lớn, có cua đường núi, có tạt ổ gà, có nắng 40 độ... Lần đầu tự tin mặc chiếc...
Published 05/24/22
Huế nhiều lăng tẩm đền đài, có hẳn “thành phố” mà “người chết nuôi người sống”;  có 1.400 món ăn – chưa dám chê món nào; có hệ thống đầm phá lớn nhất ĐNA; có mưa dầm dề, có nắng cháy da… Huế -  đèn đỏ 30s nay đã lên 45s, chắc nhịp sống đã “vội” hơn 1 chút... Vẻ đẹp của Huế vốn không phải đi tìm, người hay cảm thì dễ nhận ra cái đẹp ngay từ tiếng gọi o, dì, ở dòng sông, cây cầu, hàng cau, hoa sứ, trong tiếng chuông chùa, lao xao hàng thông cổ, ở mái ngói, nhà rường,... và cái tình người Huế.
Published 04/13/22
Thầy Nhất Hạnh từng viết, chúng ta đi không phải đến mà chúng ta đi để đi. Sau chuyến đi leo núi này mình hiểu hơn về ý của thầy và cũng tự giải đáp được một vài câu hỏi mà mình vẫn băn khoăn. Ở độ cao gần 3.000m mình thấy đỗ quyên, biển mây, cây rừng... và quan trọng nhất mình nghe thấy tiếng nói bên trong mình, bộ mặt thật đã rơi xuống.
Published 03/07/22
Trong chuyến đạp xe xuyên Việt cùng bạn, anh G kể, các anh hữu ý trở thành đưa thư. Có cô gái chia tay nhờ các anh mang lá thư lên cầu Trường Tiền bỏ ra đọc, rồi xé thả xuống Hương giang; có cô bé khóc nức nở khi nhận thư của người cha bị bệnh... Anh G cũng viết 1 lá thư dài 17 trang gửi cho bố mẹ mình, cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc. Mình nghĩ rằng, thật khó để người khác hiểu mình nếu chúng ta không chia sẻ. "Người đưa thư" cũng ra đời từ đó, nếu việc nói ra khó quá bạn có thể viết ra và gửi...
Published 02/02/22
Một cuộc chuyện trò... mà Nủ nói, con gái Mông uống rượu khỏe hơn đàn ông, cướp vợ là tục lệ mang bản sắc văn hóa và gia đình Nủ đang "sống đủ" tự cung tự cấp. Nếu quan tâm đến môi trường, lối sống thuận tự nhiên, văn hóa bản địa, sống Xanh... thì hy vọng câu chuyện này sẽ khiến bạn vui và an nhiên hơn!
Published 12/28/21
Với nhiều người, Dear Radio (sau này là OMG Radio) là nơi gửi gắm cả bầu trời tâm tư, tình cảm. Còn với những người làm Dear thì nó là cả thanh xuân rực rỡ. Dear Radio đi từ con số 0 lên hơn triệu người theo dõi ra sao? Dear bỏ bùa công chúng như thế nào? Những chuyện lần đầu tiên được Trxx - "mẹ đẻ" của Dear kể sạch trong cuộc trà này.   Bật mý bí mật ai cũng biết, Trxx là một bloger đình đám cũng là một tay làm truyền thông "này nọ". Nhưng liệu những công việc này có bao giờ trái dấu? Có...
Published 11/28/21
Lần đầu tiên mình biết đến một trận đấu bóng đá là khi nghe tường thuật trực tiếp trên Đài Tiếng Nói.   Lần đầu mình được xem chiếc tivi đen trắng, đó là ngày cả xóm mang ti vi ra sân ngồi xem bóng đá.   Lần đầu mình biết đến một trận đấu lạ lùng, trên áo đấu của một đội tuyển quốc gia không có tên cầu thủ mà chỉ có tên đất nước: Syria - "Syria vẫn còn sống".  Còn ký ức về trái bóng với bạn là? 
Published 11/20/21
Ký ức về trái bóng với chúng mình là?  "Bóng đá không đơn thuần chỉ là câu chuyện 22 người trên sân tranh nhau một quả bóng!  Bóng đá là sợi dây vô hình gắn kết mọi người  Bóng đá là nơi đàn ông khóc nhiều nhất  Người Việt yêu bóng đá, nhưng là thứ bóng đá chiến thắng."
Published 11/20/21
Xin chào, mình là Hoàng Ngân, xuất phát từ đam mê xê dịch, nhiều chấp niệm và tình yêu với Tiếng Nói. Du ký đã ra đời! Không chỉ nói chuyện xê dịch, Du ký còn là chuyến du hành của kỷ niệm được kể bằng thanh âm.  Đi và nghe cùng mình nhé!
Published 11/20/21