Episodes
Đúng 8 giờ sáng, Hiệp định Pa-ri có hiệu lực, các loại súng đì đùng đì đọp thêm mấy phát rồi im hẳn. Quynh và ba chiến sĩ ôm những lá cờ giải phóng được phát sẵn xông lên cắm dưới chân hàng rào kẽm gai. Phía bên kia hàng rào, những người lính “quốc gia” cũng chạy đến cắm những lá cờ ba sọc. Bỗng nhiên có một chiếc xe M113 từ phía “quốc gia” xông lên đâm thủng hàng rào, tiến sang lãnh địa của ta. Hạ sĩ Vinh đang tựa lưng vào thành hầm tranh thủ ngủ sau một đêm thức trắng, nghe tiếng xe gầm...
Published 02/26/24
Cái tập tục từ thời xa xưa của xứ mình, Tết nhứt hay nhà có cưới hỏi là phải treo đèn hoa giấy. Đèn xanh đỏ tím vàng, màu sắc vui mắt vậy để cầu một năm mới sung túc đủ đầy duyên may. Hồi đó, bà làm đèn hoa giấy nổi tiếng nhất vùng. Đèn hoa giấy của bà đẹp, lại bền màu lắm. Xài năm ba mùa Tết mới phai lợt chút ít thôi. Giấy bà mua về, phết lên bề mặt màu một lớp dầu dừa, rồi đem phơi một con nắng đổ đồng. Giấy sẽ dai và lâu phai màu. Bà có đôi bàn tay khéo léo, uốn tre mảnh và cong theo từng...
Published 02/23/24
Tức quá! Hắn tức mẹ hắn quá! Lúc này, nếu mẹ hắn là bó lanh, hắn sẽ vác ngay sang nhà anh trai chị dâu hắn mà để. Hắn muốn gào lên rõ to mà lại sợ phí sức. Mẹ hắn điếc nặng. Ôi, cái bà điếc vừa làm gì thế này? Ôi cái túi ngô giống của tôi!Hắn quỳ xuống máng ngô, xàm tay vào bốc nắm ngô xâm xấp vỡ. Đây là ngô giống à. Giống ngô mới tinh xã vừa đem về trợ giá cho đồng bào để tăng năng suất và chống chọi với sâu bệnh. Mẹ hắn ở nhà buồn tay, đem ra xay mất rồi. Tác giả: Tống Ngọc HânGiọng đọc:...
Published 02/19/24
Đúng là tháng Tết, làm chơi ăn thật! Hăm tư Tết, anh chị chủ nhà vừa phát lệnh cho nghỉ Tết xong là Ngân chăm chăm ngay vào buôn bán, điện thoại cứ quẳng sang một bên, rau ăn lên giá, Ngân chỉ để lại cho anh chị chủ hai luống ăn Tết, còn lại đem bán, vậy mà cũng chỉ được hai hôm là hết nhẵn đám rau. Lại phải lọ mọ đi mua chợ đêm, từ sáng sớm đến tối mịt chỉ lo bó rau, nhặt rau, làm dưa. Tối đến lo làm giò thủ, tranh thủ đảo thêm ít mứt Tết. Anh chị chủ lại còn xắn tay phụ thêm Ngân nên không...
Published 02/09/24
Không khí xóm làng chợ búa lặng trang. Nhưng trong mỗi căn nhà mái lá, mỗi nhà ngói đỏ au bên chợ, bà con gói bánh tét, kho thịt, hầm canh trái hủ qua,và nhiều việc khác đón Tết. Với con nít thì Tết cũng vui, mà chưa Tết cũng hơi vui vui khi cái gánh hát của cha con ông bầu Tèo về làng. Mờ sáng hôm sau, tiếng gà gáy ò ó o mấy đứa con nít còn ngủ vùi. Khi đó, những ánh đèn dầu dừa leo lét của phiên chợ sớm cuối năm, nhòe đi trong ánh mặt trời rực rỡ. Thì tụi con nít choàng người thức giấc. Ăn...
Published 02/05/24
Mẹ chồng San thường bảo, mẹ coi con như con gái. Lúc đầu, San rất xúc động vì điều này. San nhìn vào đôi mắt bà một cách ngoan hiền và đầy vẻ biết ơn. Nhưng rồi, cái cảm giác đó ngày một vơi đi khi câu nói ấy xuất hiện với một tần suất dày đặc. Từ đầu đến cuối khu phố, từ người già đến người trẻ, từ đàn ông tới đàn bà ai cũng biết, mẹ chồng San coi cô như con gái. Thế là, hễ ló mặt ra đường, lúc nào San cũng nghe thấy những lời xuýt xoa, đại loại như sướng nhé, nhất mày, xem ai được như mày...
Published 02/02/24
Cụ cố Oanh chợt cao hứng đòi đi xem chợ Tết. Chợ Phủ - cái chợ lớn nhất trong hàng huyện cách nhà những hơn ba cây số. Ba cây số, với đám thanh niên thì chỉ mất mười lăm phút đạp xe hay một cua xe gắn máy. Còn với người già đã ngoại cửu tuần như cụ cố Oanh nào có dễ dàng gì. Ðiều đó khiến đại tá Yến lo lắm. Chẳng lẽ cái ước muốn nhỏ nhất của cha lại không được thực hiện. Nào ai biết cha ông còn sống thêm được bao nhiêu xuân nữa. Ông quyết định họp đại gia đình, có đủ mặt các chú, các cô, các...
Published 01/29/24
Miên dém chăn, thò cả bàn chân trần lạnh cóng áp chặt vào bắp vẻ gầy trơ xương nhưng rất ấm của mẹ, thủ thỉ: - Cả năm con cố gắng để mơ một đêm về ôm mẹ thế này! Miên rúc vào ngực mẹ, nghe rõ tiếng mưa tí tách trên những tàn lá cọ ngoài vườn. Mẹ vỗ vỗ vào lưng Miên. Bàn tay gầy với những nốt chai nổi rõ trong lòng bàn tay xoa xoa bờ vai Miên, dịu dàng: - Mẹ biết dịp này thế nào con cũng về! Miên nghe lòng nẩy lên một nhịp. Lâu lắm rồi cô mới sắp xếp được để về quê đúng vào dịp chợ Tru (trâu),...
Published 01/26/24
Bữa Hậu xách ba-lô về quê gặp lúc vợ chồng Tình đang lúi húi cọ rửa ghe cá đã nhiều tháng nằm im sau nhà, cúng kiếng "bà Cậu" phù hộ cho một chuyến dong ghe ra "ăn cá" mùa nước tràn đồng được suôn sẻ. Nhiều năm rời quê, Hậu vẫn không sao quên được cái không khí chộn rộn của bà con xứ mình mùa nước nổi. Cái mùa lênh láng khắc nghiệt trong mắt những người xứ khác, chứ thiệt ra là mùa "ăn nên làm ra" của xứ này. Tác giả: Trần Huyền TrangGiọng đọc: Xuân KhoaLời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài...
Published 01/22/24
Bữa giữa trưa nắng Út chạy về, má hồng rực ôm eo ngoại tỉ tê: "Tối con dẫn ngoại lên coi cải lương nha. Có anh kia hát hay lắm". Ngoại toát mồ hôi lạnh. Xoáy vào tai ngoại, âm thanh đang cười, đắc thắng. Cuồng cuồng, ngoại giữ Út bằng ngăn cấm, đe dọa và những cán chổi quật. Rất nhanh sau đó, ngoại biết mình sai lầm. Cản ngăn chỉ khiến tai Út thêm lơ đễnh, không nghe tiếng ngoại. Những nhát chổi quất lại càng đốt mắt Út long lanh, chín mọng. Chạm phải ánh mắt chín. Ngoại rùng mình sợ. Ánh mắt...
Published 01/19/24
Lúc này đầu óc đã bình thản, nghĩ lại câu nói quá vô ý của mình hồi sáng ông thấy ân hận vô cùng. Vợ chồng sống với nhau năm chục năm chưa bao giờ ông phạm phải cái tội tày đình đến vậy. Chả lẽ cái sự lão hóa của tuổi già nó làm ông đổ đốn ra như vậy hay sao? Nhớ lại đôi mắt mở to kinh ngạc và gương mặt tái đi của vợ, ông thấy mình không thể tha thứ được. Ông thở dài đánh thượt. Chao ôi! Ngày xưa bà ấy đẹp nhất làng. Bà bằng lòng lấy ông không phải vì ông đẹp trai, cũng không phải vì ông có...
Published 01/15/24
Từ lúc lớn lên chưa bao giờ Nhi thấy mẹ cãi lại bà một tiếng... Mẹ về làm dâu hai năm không chửa, đẻ. Bà nội giục bố đi lấy vợ khác. Mẹ lặng thinh bỏ về nhà. Bố sang đón mẹ, vài tháng sau mẹ sinh Nhi. Ngày mẹ sinh, bà vào trong buồng nhòm rồi lặng lẽ ra hiên ngồi bất động. Bà ốm một tuần, miệng không nói cũng chẳng nhai chầu.Nhi lớn lên nhờ đôi tay bà, quen với mùi hôi ngai ngái nơi ngực bà, ngậm vú bà say ngủ. Bà ẵm Nhi cho mẹ ra đồng, cho Nhi ăn, tắm, kể cho Nhi nghe những câu chuyện của...
Published 01/12/24
Tôi ngồi trước nhà, cảm nhận thấy cơn bão ghé nhà tôi ngay từ chái nhà phía tây. Ở đó, từ những cánh cửa sổ rệu rã đập, tôi ngửi thấy mùi bạch đàn gãy ở ngoài bay vào. Gió chạy dọc từ hành lang nhà trên xuống nhà dưới, thốc vào chăn màn, tranh ảnh trong nhà đột nhiên rộn ràng hẳn lên. Tấm ảnh cưới của anh chị tôi được in trên đá vừa mới đưa từ nam ra, nặng trình trịch cũng rung lên nhè nhẹ. Chị dâu tôi ngồi bó gối đầu giường giật nảy người, nhìn ra ngoài trời thở dài: - Cháu hổng thích tiết...
Published 01/08/24
Đêm ngợp mùi khê nồng chát chúa từ cánh đồng hắt lên. Chập tối, hai tía con ra mỏm mương ngồi canh nước, cái gầu còn vứt chỏng chơ ở đó, đất nẻ bong lên từng mảng lớn nhỏ. Phía chân trời xa tít âm thầm kia như đang chọc tức người dưới này, dăm ba ánh chớp lóe lên rồi tắt lịm, nhưng tuyệt không thấy gió lạnh. Ở quê bao năm, Út biết khi có gió gai người thì sau đó mới có mưa. Út giục tía về ăn cơm, đợi hoài mắt cũng chỉ đỏ thêm, môi khô bợt vì nắng nóng, dân miền này cũng không khác chi mấy...
Published 01/05/24
Tên rượu Pú không nhớ, nhưng vị rượu thì Pú nhớ. Nó rất nặng, rất đậm đà, nhưng lại êm. Trong lúc ngây ngất với thứ men mới lạ và sang trọng ấy, Pú trộm thấy mắt ông chủ Kha nhìn vợ mình rất khác. Không phải cái nhìn trần trụi thèm muốn của mấy thằng cửu vạn xa vợ. Không phải cái nhìn dò xét, cân đong của lão Lìn già đã hết tuổi ái ân. Càng không phải là cái nhìn ăn sống nuốt tươi của gã kỹ sư phân kim trên nhà máy quặng, bạn của Kha. Pú không biết diễn tả thế nào về cái nhìn ấy. Chỉ biết nó...
Published 01/01/24
Một sáng ngày áp tết tôi cùng mẹ đi phiên chợ cuối năm bán những quả cam thờ. Thời gian trôi trong sự tiếc nuối vô ngần. Nửa chiều nếp được vò sạch. Ba cùng cậu trước lúc gói bánh thì ngồi với nhau uống bát nước chè đặc. Chè thiệt tươi, già, om vào đầu giờ chiều, lúc cậu đến ba mới giở những chiếc bì tải khỏi thúng trấu nhấc cái ấm đất xỉn mầu, nước rót ra xanh biếc. Nội ngồi ngoài hiên. Trời không rét vẫn mặc hàng chục chiếc áo. Sáng mồng Một ba bưng cái khay trên đó đựng chai rượu nếp nút...
Published 12/29/23
Nước mắt mẹ lúc nào cũng được giấu trong ống tay áo cũ kỹ. Mẹ khóc nhiều nhất mỗi khi cha uống say sau cuộc hội hè giỗ chạp gì đó. Những lúc ấy ông chì chiết mẹ bằng cái giọng rin rít trong cổ họng. Câu chuyện chắp vá không đầu không cuối. Giọng điệu buồn phiền ngủ quên giữa lè nhè rượu. Mẹ cặm cụi dọn dẹp nhà cửa, cặm cụi lau cổ lau chân lau tay và chườm khăn ấm trong khi cha mắt nhắm nghiền và miệng không ngớt nguyền rủa. Một đôi lần nào đó tôi chứng kiến cảnh ông co chân đạp mẹ quay đơ...
Published 12/25/23
“Chỉ còn ít ngày nữa là mình sẽ gặp mẹ anh ấy! Biết nói gì với mẹ đây? Thôi mình cứ nói đại rằng: Con là vợ chưa cưới của anh Út. Hòa bình chúng con sẽ về bên mẹ. Mình nói giọng Nam Bộ chắc mẹ và mọi người thương yêu mình lắm...!”. Tác giả: Bùi Anh ĐứcGiọng đọc: Xuân KhoaLời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài NamMinh họa: Họa sĩ Thu HàThời lượng: 15p34g
Published 12/22/23
Tôi trở lại nhà và cuộn chăn nằm nhưng kỳ thực tôi không ngủ. Suốt đêm tôi nằm hướng về phía Châu. Anh ta trằn trọc mãi khiến tôi cơ hồ suy tưởng về anh ta, về con bé Amin và ông nội con bé. Tôi chợt ghét rừng, nó che đậy tầng tầng lớp lớp những thứ cây trút bỏ xuống. Và cả những con côn trùng, cả những sinh vật hút máu người không ghê. Quỷ thật! Tôi bắt đầu thấy hối hận khi bước chân đến đây để mang vác những câu chuyện buồn của rừng. Tác giả: Hoàng Hải LâmGiọng đọc: Lâm NgạnLời bình: Nhà...
Published 12/18/23
Hẳn phải có một âm mưu nào nhằm vào nhà mình, lúc đó bà nghĩ vậy. Không nhầm lẫn nào tận hai lần. Chắc chắn là người bên chồng, những kẻ ngoài mặt luôn tỏ ra không thiết tha nhưng bụng luôn thòm thèm gia sản mà chồng bà được thừa kế. “Ai xứng đáng với cơ ngơi này hơn người không lúc nào rời xa nó”, má chồng bà sinh thời từng nói và viết luôn vào di chúc. Chị em chồng bà giả bộ thở hắt ra như thể nhẹ cả người, “gánh cái nhà cổ lỗ sĩ này như cục nợ, ai mà ham”. Nói xong, cơ mặt họ dại đi một...
Published 12/15/23
Chưa năm nào hạn mặn xâm lấn dữ dội đến như vậy. Công ruộng của Bình đang rời rợi xanh, bỗng gục xuống héo úa èo uột đến xót lòng. Tiền phân bón, tiền giống còn chưa kịp trả, tất cả cứ cộng dồn lại và chỉ thấy những con số tăng lên. Bình thở dài, vợ thở dài. Ra vào trong căn nhà bé xíu, bề bộn, hai người tránh nhìn mặt nhau. Hồi đi công nhân ở Bình Dương về, hai vợ chồng được ba mẹ Bình cho hơn một công ruộng, họ cùng nhau quần quật cày cuốc, tích cóp từng đồng nhỏ nhất để hy vọng còn có cái...
Published 12/11/23
Quê nhà thị vừa có núi, vừa có sông mà vẫn nghèo truyền từ đời này sang đời khác. Thầy bu thị lấy nhau sinh được con gái đầu lòng vui lắm, ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Thầy đặt tên cho thị là Lờ. Thầy bảo, u nó lần sau nhớ đẻ thằng cu, tôi có sẵn tên cho nó rồi, nó là thằng Đó. Tác giả: Y BanGiọng đọc: Ánh NguyệtLời bình: Nhà văn Phong ĐiệpMinh họa: Họa sĩ Thu HàThời lượng: 35p02g
Published 12/08/23
Đường về nhà ngoại, chỗ ngã ba đất đỏ mù mịt chừ đã đổ nhựa láng o, thi thoảng vẫn xảy ra tai nạn. Có người chết, có người sống. Người chết tức tưởi thì không nói, còn người sống tỉnh lại run rẩy kể đang chạy xe bất chợt thấy anh thanh niên ngồi giữa đường vẫy tay cười tươi rói như quen thân lắm, hoảng quá mà lạc tay lái, tự ngã. Mạ xua tay nói chắc rụi, trời, không có mô, cậu hiền khô làm chi chợn người ta nông nổi rứa. Bất chấp lời ngọt ngào cứng đơ của mạ, bà con ở đó vẫn lập một cái am...
Published 12/04/23
Dinh xuống suối. Hôm nay trời nắng sớm. Dinh muốn hái hoa sói lúc thơm nhất. Ở lưng chừng núi, cạnh chỗ suối đổ nước tung bọt trắng xóa có một cây sói già, hoa trắng đục, thơm nồng nàn. Dinh muốn trưa nay sẽ mời thầy đồ chén trà ướp hương sói, xem thầy có nhận ra không? Dinh bấm chân lên đá, với tay hái hoa, không hay con rắn hổ mang vừa văng mình lên há miệng định đợp vào chân Dinh. Chợt một cánh tay chắc như gọng kìm đã vòng qua người Dinh ôm chặt lấy nhấc bổng cô lên tảng đá phía trên....
Published 12/01/23
Chân mẹ màu hồng đào. Bùn ngấm dần từ gót chân đến cổ chân. Tay mẹ như búp sen trắng quấn trong cái bao tay màu lá sen xanh ngắt mùa hè, thò xuống bùn, vọc bùn như lũ trẻ nghịch ngợm. Mẹ nếm đất bùn như người đầu bếp nếm thức ăn, nhoẻn cười với chúng tôi: - Bùn ngon quá. Mạ sẽ được lứa xanh. Tác giả: Võ Thị Xuân HàGiọng đọc: Ánh NguyệtMinh họa: Họa sĩ Minh MinhThời lượng: 21p09g
Published 11/27/23