Episodes
Một loạt các sự cố gần đây trên các chuyến bay làm hoen ố hình ảnh của tập đoàn Mỹ Boeing và làm dấy lên nghi vấn về mức độ an toàn cho hành khách. Nhiều hãng hàng không dân sự phải cắt giảm các chuyến bay, bị mất khách. Boeing đang cần huy động thêm 10 tỷ đô la trước viễn cảnh sắp phải thanh toán 12 tỷ nợ đáo hạn. 
Published 04/30/24
Thị trường dầu hỏa thế giới vẫn ổn định trước mối đe dọa chưa hoàn toàn được dập tắt về một cuộc chiến giữa Israel và Iran. Ưu tiên của Teheran là bảo vệ các giếng dầu cho dù Trung Đông không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho thế giới. Vì những tính toán chính trị trước bầu cử tổng thống Mỹ, Washington là « tấm bia đỡ đạn » cho các cơ sở năng lượng của Iran, tránh để khủng hoảng về dầu lửa tái diễn đánh vào túi tiền của cử tri Hoa Kỳ.
Published 04/23/24
Published 04/23/24
Kết thúc tuần lễ công du Hoa Kỳ, thủ tướng Nhật ra về với khoảng 70 thỏa thuận hợp tác quốc phòng, hoàn thành mục tiêu đưa quan hệ song phương lên hàng « đối tác toàn diện về kinh tế, kỹ thuật và an ninh ». Mở rộng quan hệ quốc phòng với Mỹ là đòn bẩy cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật vốn đang bị Trung Quốc bỏ xa lại phía sau. Bắc Kinh đứng trước thách thức Tokyo trở thành một nhà máy sản xuất, một kho vũ khí ngay sát cạnh.
Published 04/16/24
Tăng trưởng chậm tại và khủng hoảng địa ốc kéo dài khiến Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc liên tục giảm lãi suất, "bơm thêm" thanh khoản để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư. Những biện pháp "truyền thống" dường như chưa đủ mạnh. Bắc Kinh cân nhắc sử dụng đến "công cụ tiền tệ cuối cùng" để cứu vãn tình hình.
Published 04/09/24
Hơn 100 ngày trước lễ khai mạc Olympic Paris 2024, tập đoàn Pháp Atos, một trong những cột trụ bảo đảm các dịch vụ điện toán, an toàn cho môi trường digital của sự kiện thể thao trọng đại nhất toàn cầu, rơi vào tâm bão. Atos mất đến 97 % trị giá trên các sàn chứng khoán trong 4 năm và có đúng 4 tháng để huy động 3,5 tỷ euro thanh toán nợ đáo hạn.
Published 04/02/24
Nông dân tại nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu, những đồng minh gắn bó với Kiev, phẫn nộ vì nông phẩm rẻ Ukraina phá giá thị trường. Trong khi đó lúa mì, ngô và ngũ cốc của Nga dễ dàng được nhiều nước trong Liên Âu « mở rộng vòng tay chào đón » mà không bị cáo buộc « cạnh tranh bất bình đẳng » với nông phẩm của châu Âu. Đây là một « thắng lợi quan trọng về nhiều mặt » đối với Matxcơva từ khi Vladimir Putin đưa quân xâm chiếm Ukraina.  
Published 03/26/24
Khóa họp Lưỡng Hội Trung Quốc 2024 kết thúc với kết quả « 3 Không » : « Không thuyết phục được giới đầu tư quay lại Hoa Lục ; Không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5 % và Không có chính sách kinh tế rõ ràng ». Chuyên gia về Trung Quốc, sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius tại Montréal, Canada, Alex Payette nhận xét như trên về sự kiện chính trị vừa khép lại tại Bắc Kinh hôm 11/03/2024.   
Published 03/19/24
Chiến tranh Ukraina càng kéo dài càng có lợi cho Trung Quốc. Bắc Kinh không trực tiếp giao vũ khí hạng nặng cho Matxcơva, nhưng lại gián tiếp tài trợ và nuôi dưỡng cỗ máy chiến tranh của Nga. Điều đó không cấm cản ông Tập Cận Bình bắt đầu "đặt gạch" cho giai đoạn tái thiết Ukraina. Emmanuel Véron, Viện Ngôn Ngữ và Văn Hóa Phương Đông ( INALCO ) và Trường Hải Quân Pháp ( Ecole Navale ) phân tích những nước cờ của Bắc Kinh trong một xung đột ở rất xa lãnh thổ Trung Quốc.  
Published 03/12/24
Các dự phóng đều báo trước: Donald Trump và Joe Biden sẽ gặp lại nhau trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2024. Có rất nhiều khác biệt giữa hai ứng cử viên Cộng Hòa và Dân chủ, ngoại trừ mối lo ngại kinh tế và thương mại của Mỹ lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ở Nhà Trắng, cả hai cùng nỗ lực « tách rời khỏi » Trung Quốc, nhưng gần 8 năm qua, hai đời tổng thống Hoa Kỳ liên tiếp đều đã « thất bại ». Vì sao ?
Published 03/05/24
10 % các tàu chở dầu trên thế giới hiện nay là « tàu ma ». Đó là phương tiện xuất khẩu 70 % dầu hỏa của Nga bằng đường biển. Hạm đội « dark fleet » trên thế giới trong vỏn vẹn một năm đã được nhân lên gấp đôi để cho phép Matxcơva tiếp tục bán dầu hỏa với giá cao hơn giá trần 60 đô la/thùng. « Hạm đội ma » là gì, hoạt động ra sao và đã giúp Nga lách các lệnh trừng phạt của Âu Mỹ đến mức độ nào ?
Published 02/27/24
Matxcơva đã làm những gì để giảm thiểu căng thẳng ở Hồng Hải, một « xa lộ giao thương quốc tế », cửa ngõ đưa ngũ cốc, khoáng sản, dầu khí của Nga xuất phát từ Biển Đen sang châu Phi, châu Á ? Bất ổn tại eo biển Bad Al Mandeb, nối liền Hồng Hải với Vịnh Aden, mở ra Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương có lợi cho Nga hay không ? RFI tiếng Việt mời Igor Delanoë phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp -Nga tại Matxcơva trả lời các câu hỏi trên.
Published 02/20/24
Jakarta chuẩn bị khép lại 10 năm thời đại « Jokowi ». Trong hai nhiệm kỳ, tổng thống Joko Widodo đã đặt Indonesia vào « trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu », và một quốc gia tiên phong về công nghệ xanh. Thách thức đối với chính quyền sắp tới là « khả năng khá giới hạn » của một cường quốc khu vực trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung theo phân tích của chuyên gia về châu Á, Hubert Testard trường Khoa Học Chính Trị Paris, và phụ trách báo mạng Asialyst.
Published 02/13/24
Ai bị thiệt thòi hơn cả từ vụ chi nhánh tập đoàn địa ốc Evergrande tại Hồng Kông bị « giải thể » ? Đây là hồi kết của mọi nỗ lực thu hút đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc hay là bước ngoặt trong chính sách kinh tế của Bắc Kinh ? 
Published 02/06/24
« Bắt cá hai tay ». Trung Quốc đang tính toán những gì ở Miến Điện ? Đối thoại với tập đoàn quân sự và liên minh vũ trang chống quân đội là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Bắc Kinh với quốc gia Đông Nam Á này « có hạn », hay Trung Quốc đang lo rằng xung đột vũ trang tại Miến Điện « vuột tầm kiểm soát » như Emmanuel Véron chuyên gia về Trung Quốc đương đại, viện INALCO Paris, ghi nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho RFI tiếng Việt ?
Published 01/30/24
Chuyện gì xảy ra nếu như các « cửa biển » lần lượt bị khép lại ? Kênh đào Panama đã bị tê liệt vì thiếu nước. Bất ổn địa chính trị ở Cận Đông, lực lượng Houthi của Yemen đang đe dọa Hồng Hải, cửa ngõ của 40 % giao thương giữa hai châu lục Á –Âu. Những giới hạn về kỹ thuật và tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông là những mối nguy hiểm tiềm tàng ở khu vực eo biển Malacca và eo biển Đài Loan.
Published 01/23/24
Báo chí nói nhiều đến sự phụ thuộc của các doanh nghiệp Trung Quốc vào công nghệ bán dẫn Đài Loan, mạch sống của kinh tế thế giới thế kỷ 21, mà ít nhắc tới một sự lệ thuộc « còn lớn hơn nữa » về thương mại, đầu tư của hòn đảo này vào Hoa Lục. Evelyne Banh, cơ quan tư vấn BSI Economics, phân tích về một mối liên hệ « bất tương xứng » giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Published 01/16/24
Bầu cử tổng thống Mỹ và hai cuộc xung đột ở Ukraina và Gaza sẽ định đoạt tương lai kinh tế toàn cầu năm 2024. Nga và Trung Quốc, một trục mới về thương mại toàn cầu đang định hình. Khối BRICS đón nhận 5 thành viên mới, tăng thêm sức mạnh, làm đối trọng với phương Tây. Nhờ chiến tranh Ukraina, Mỹ trở thành nguồn cung cấp dầu thô số 1 của Pháp. 200 ngày trước Thế Vận Hội, Paris trước thách thức tái chế rác thải Olympic 2024.
Published 01/09/24
Tạm đẩy lùi được lạm phát, giữ được ổn định tăng trưởng ở mức 3% cho toàn cầu bất chấp hai cuộc xung đột lớn trên mặt trận Ukraina và tại Cận Đông. Thị trường chứng khoán khắp nơi vững mạnh, ngoại trừ của Trung Quốc. Tập đoàn viễn thông Việt Nam FPT đẩy mạnh những nước cờ tại châu Âu và « hiện tượng Taylor Swift » tác động trực tiếp đến kinh tế Hoa Kỳ.
Published 12/26/23
Việc cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Moody’s hạ điểm tín nhiệm « nợ dài hạn » của Trung Quốc để lộ rõ hai vấn đề : Trung ương không đủ khả năng giải quyết núi nợ 12.000 tỷ euro của các tỉnh thành, tương đương với 76 % GDP của cả nước và Bắc Kinh đang « mất khả năng đài thọ cho mô hình tăng trưởng » như từ trước tới nay.
Published 12/19/23
Kết thúc hai ngày họp 07 và 08//12/2023 tại Bắc Kinh với lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, Trung Quốc « không nhượng bộ gì nhiều » trước những đòi hỏi của Bruxelles về một cán cân thương mại « cân đối hơn », về cam kết « ngưng trợ giá hàng xuất khẩu », « tạo sân chơi bình đẳng giữa các nhà sản xuất của Trung Quốc và châu Âu ».
Published 12/12/23
Nhiều người vẫn kỳ vọng COP28 là hội nghị khí hậu quốc tế đầu tiên bàn về « tương lai năng lượng hóa thạch ». Trong năm 2022-2023, các đại tập đoàn dầu khí trên thế giới tiếp tục đầu tư hàng chục tỷ đô la để được khai thác « vàng đen » tại hơn 50 quốc gia. Venezuela muốn chiếm đoạt vùng Essequibo của Guyana bởi đây là một mỏ dầu nhiều tiềm năng và Guyana có thể trở thành một Koweit ở Nam Mỹ.
Published 12/05/23
Javier Milei đắc cử vẻ vang tại Achentina nhờ hứa hẹn khai tử đồng tiền quốc gia -đồng peso và thay vào đó bằng đô la Mỹ : Liều thuốc đắng hòng mưu cầu ổn định cho nền kinh tế lớn thứ ba tại châu Mỹ Latinh. Bài toán này có sức khả thi hay không khi mà Buenos Aires từ tháng 4/2023 đã từng bước từ bỏ đô la để thanh toán nợ và các bạn hàng bằng nhân dân tệ của Trung Quốc ?
Published 11/28/23
Mỹ-Trung đã đạt được nhiều « tiến bộ cụ thể » sau thượng đỉnh San Francisco, nhưng đấy chỉ là vỏ bọc bề ngoài. Nhà Trắng « bắt buộc phải cứng giọng với Bắc Kinh » để kiếm phiếu trước bầu cử 2024. Trung Quốc đấu dịu vì tăng trưởng còn phụ thuộc vào thị trường và công nghệ Mỹ. Bắc Kinh tiếp tục « mài gươm cho sắc » để chuẩn bị những bước tiếp theo. Giới chuyên gia đồng loạt nhận xét như trên sau cuộc họp giữa hai phái đoàn Mỹ-Trung hôm 15/11/2023.
Published 11/21/23
Sau nhiều năm « cuộc chiến mậu dịch » kéo dài, vế kinh tế và thương mại là một trong những hồ sơ hai nhà lãnh đạo Joe Biden -Tập Cận Bình sẽ đề cập đến nhân thượng đỉnh tại San Francisco, bên lề hội nghị Diễn Đàn Hợp Tác Châu Á Thái Bình Dương APEC. Thêm vào đó là yếu tố Nga, kể từ khi Matxcơva bị quốc tế trừng phạt vì xâm chiếm Ukraina. 
Published 11/14/23