Episodes
Trong bối cảnh liên tục biến động hiện tại, lãnh đạo vừa phải kiên định, vừa phải có năng lực thích ứng. “Kiên định” đồng nghĩa với việc trung thành với các nguyên tắc lãnh đạo cơ bản, và “thích ứng” nghĩa là áp dụng các cách làm mới nhằm thực hiện hiệu quả những nguyên tắc ấy. Với chủ đề “Mật mã lãnh đạo 3.0 hậu COVID-19, podcast lần này sẽ nêu ra những nguyên tắc lãnh đạo “bất di bất dịch” và các kỹ năng đổi mới giúp các nhà lãnh đạo thích nghi với tương lai
Published 03/27/23
Published 03/27/23
Giống như bất kỳ mối quan hệ nào khác, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động – người lao động cần có nền tảng là sự tin tưởng. Và để sự tin tưởng giữa đôi bên được phát triển bền chặt, sự quan tâm và hỗ trợ chân thành là rất cần thiết. Cùng tham khảo ý tưởng về chương trình “well-being” ở các nơi làm việc được đánh giá cao nhất qua số podcast lần này.
Published 03/24/23
Cùng với các chuyên gia Nhân sự đầu ngành dày dặn kinh nghiệm thảo luận về các mô hình phòng Nhân sự trong tương lai, David Ulrich — người được tạp chí HR nhận xét là “Nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới trong lĩnh vực phát triển nhân lực” (2010) — đã đưa ra những suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Published 03/22/23
Dave Ulrich — cha đẻ của Quản trị nhân sự hiện đại — đã tổng hợp được 10 bước tiến nổi bật gần đây trong ngành, giúp Nhân sự đóng góp nhiều giá trị nhất có thể đối với nhân viên, doanh nghiệp, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng và các bên liên quan khác.
Published 03/20/23
Văn hóa lãnh đạo là gì? Tại sao startup của bạn cần văn hóa lãnh đạo? Và làm cách nào để tạo ra văn hóa lãnh đạo trong startup? Hãy cùng chúng tôi trả lời những câu trên thông qua podcast lần này.
Published 03/17/23
Các nhà sáng lập phải ý thức được rằng họ đang tạo ra văn hóa. Dù có chủ đích hay không, thì tất cả hành vi của họ đều sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hóa của tổ chức. Thậm chí các cơ chế mang tính chất chính thức cũng không có tác động mạnh mẽ bằng những hành vi này. Để hiểu hơn về cách nhà sáng lập có thể truyền tải những quan niệm và hành vi của bản thân nhằm ảnh hưởng lên văn hóa tổ chức một cách nhất quán và có chủ đích trong giai đoạn doanh nghiệp còn non trẻ, mời bạn lắng nghe...
Published 03/15/23
Trí tuệ nhân tạo chính là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết những thách thức của thị trường lao động hiện đại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về những ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong thu hút nhân nhân tài, quản trị nhân tài và học tập, phát triển qua podcast lần này
Published 03/13/23
Làm cách nào bạn có thể thu hẹp khoảng trống giữa chiến lược và thực thi trong doanh nghiệp của mình? Có lẽ việc sử dụng nguồn lực, thời gian một cách hiệu quả, có chủ đích sẽ là đòn bẩy chính giúp bạn đạt được kết quả mong muốn. Cùng lắng nghe về những khía cạnh bạn cần đầu tư thời gian nhằm biến chiến lược kinh doanh thành hiện thực thông qua số podcast lần này.
Published 03/10/23
Để đáp ứng được kỳ vọng của người lao động sau COVID-19 và bối cảnh trong tương lai biến động, đòi hỏi năng lực cộng tác và thích ứng linh hoạt, doanh nghiệp cần xây dựng những mục đích mới cho văn phòng của mình. Nếu được thiết kế lại đúng cách, văn phòng sẽ tạo ra các giá trị tăng thêm mà làm việc từ xa không thể đáp ứng được: ví dụ như học tập, văn hóa và kết nối.
Published 03/08/23
Bạn cần cân nhắc điều gì khi sa thải nhân viên hàng loạt? Tại sao những thiệt hại mà sa thải để lại đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động lại có xu hướng ngày càng tăng trong bối cảnh hiện tại? Tại sao hậu sa thải, đa số những công ty thuộc Fortune 1000 đều kinh doanh kém hiệu quả hơn trong ít nhất 3 năm? Và làm thế nào để duy trì niềm tin của nhân viên và các bên liên quan nếu bạn buộc phải lựa chọn phương án cắt giảm nhân sự trong bối cảnh đầy biến động hiện nay?
Published 03/06/23
Trong quá trình nghiên cứu và soạn sách của mình, Edgar Schein — người đặt nền móng cho tâm lý học tổ chức — thấy rằng văn hóa có sự khác biệt ở từng giai đoạn phát triển của tổ chức và sẽ phát triển theo hướng tích lũy. Ông đã xây dựng mô hình tiến trình và cơ chế phát triển tự nhiên của văn hóa tổ chức, từ đó đóng góp nhiều gợi ý giá trị cho các nhà lãnh đạo trong việc tác động, thay đổi và phát triển văn hóa tổ chức.
Published 03/03/23
Để tổ chức có thể vận hành hiệu quả, “lãnh đạo” và “quản lý” phải  là động từ chỉ hai bộ kỹ năng không thể thiếu của mỗi người, chứ không phải danh từ chỉ hai vai trò riêng biệt, cố định. Lãnh đạo cần biết cách quản lý, và quản lý cần biết cách lãnh đạo.
Published 02/27/23
Để có thể thực thi chiến lược thành công, bạn cần coi xây dựng năng lực tổ chức là một phần không thể thiếu trong kế hoạch chiến lược. Cách tiếp cận đúng đắn là gắn từng ưu tiên chiến lược với các năng lực cần thiết và đặt ra cả những mục tiêu xoay quanh việc xây dựng năng lực.
Published 02/22/23
Phản hồi chỉ có thể giúp nhận viên nhận ra thiếu sót của bản thân, nhìn ra các cơ hội phát triển và thực sự tiến bộ nếu được thực hiện đúng cách. Tìm hiểu cụ thể về 4 bước phản hồi đúng — và đủ cho nhân viên thông qua số podcast lần này.
Published 02/20/23
Joe Hirsch — giám đốc tại Semaca Partners, diễn giả TEDx nổi tiếng, tác giả của cuốn sách “The Feedback Fix” — đã nghiên cứu về phản hồi thành tích trong nhiều năm và kết luận rằng, những buổi trò chuyện về thành tích diễn ra hiệu quả nhất khi quản lý và nhân viên coi nhau như đối tác.
Published 02/17/23
Những startup kỳ lân có những đặc điểm gì chung trên khía cạnh văn hóa? Họ đều thành công tạo ra sáu yếu tố sau trong đội nhóm: Sự an toàn về mặt tâm lý Trao quyền Chấp nhận xung đột khi giao tiếp Tinh thần lãnh đạo Khả năng tạo ra ảnh hưởng Tầm nhìn toàn diện Tìm hiểu cụ thể về sáu yếu tố, vui lòng lắng nghe podcast lần này.
Published 02/15/23
Trong suốt 25 sự nghiệp, Josh Berin — nhà nghiên cứu và phân tích nổi tiếng, người sáng lập The Josh Bersin Company, công ty tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực quản trị nhân tài, học tập và phát triển và văn hóa doanh nghiệp — đã thực hiện hàng trăm công trình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp với các Giám đốc Nhân sự và Giám đốc Điều hành đầu ngành. Trong cuốn sách nổi tiếng “Bảy bí kíp của những tổ chức đáng ngưỡng mộ, lấy nhân viên làm trung tâm”, Bersin đã bàn luận về 5 đặc điểm chung không...
Published 02/13/23
Theo chuyên gia tư vấn và nghiên cứu Bob Eichinger, phát triển con người chính là kỹ năng yếu nhất của các nhà lãnh đạo. Đối chiếu với nhu cầu tìm kiếm, phát triển và giữ chân nhân tài của các doanh nghiệp, kỹ năng này của các nhà lãnh đạo đang tụt hậu khá nhiều. Để có thể xây dựng đội ngũ nhân tài tốt hơn, trước tiên, doanh nghiệp phải thu hẹp khoảng trống trong năng lực phát triển nhân tài của tổ chức và đặc biệt là của đội ngũ điều hành, quản lý.
Published 02/10/23
Tìm hiểu thêm về những case study xoay quanh chủ đề này và chiến lược hành động được gợi ý nhằm triển khai định vị giá trị nhân viên một cách có hệ thống thông qua podcast lần này.
Published 02/08/23
Doanh nghiệp có thể học được rất nhiều điều và thu về vô số lợi ích thông qua việc lắng nghe và đặt câu hỏi.
Published 02/06/23
Trong thời kỳ “siêu kết nối” hiện nay, lãnh đạo không thể là một chú sói đơn độc được nữa. Ngày nay, những nhà lãnh đạo hòa hợp, khiêm tốn, quan tâm tới mọi người xung quanh được coi là những người đáng tin cậy và có tầm ảnh hưởng nhất.
Published 02/03/23
Một số bài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những phần thưởng mang tính biểu tượng — ví dụ như ghi nhận công khai, bằng khen, thư chúc mừng, v.v — có khả năng thúc đẩy động lực, thành tích của nhân viên và tỷ lệ giữ chân nhân tài hiệu quả. Tuy nhiên, có một số yếu tố mà quản lý cần cân nhắc khi triển khai hình thức khen thưởng này.
Published 02/01/23
Hiểu rõ hơn về cách thức thay đổi sang hệ thống quản trị thành tích liên tục một cách toàn diện, được đúc kết thông qua cuốn sách “7 bí quyết để xây dựng một tổ chức đáng ngưỡng mộ, lấy nhân viên làm trung tâm” Josh Bersin thông qua podcast lần này.
Published 01/18/23
Mô hình lãnh đạo phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại là gì? Đơn giản thôi: lãnh đạo với vai trò là người huấn luyện.
Published 01/16/23